) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
Triển vọngCác chuyên gia năng lượng
Các chuyên gia năng lượng
quốc tế đều có chung nhận định rằng, khó có thể hình dung bức tranh năng lượng thế giới trong khuôn khổ nửa đầu thế kỉ XXI. Bởi nguồn cung từ nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt nhanh chóng, nguồn năng lượng tái tạo chưa được sản xuất và sử dụng phổ biến, trong khi nền kinh tế thế giới phát triển “nóng”, “lạnh” bất thường. Do vậy, năng lượng của thế kỷ chỉ có thể là năng lượng mới. Tuy nhiên, năng lượng mới vẫn đang là bài toán khó của thế giới đương đại.
PETROVIETNAM
cầu. Thị trường nhiên liệu sinh học và nhiên liệu thay thế đang có xu hướng phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới. Sản lượng nhiên liệu sinh học đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2000 - 2005 trong bối cảnh trái đất đang nóng lên do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. Brazil, nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ, có thể sản xuất đủ lượng ethanol để thay thế 10% nhu cầu xăng dầu thế giới trong 20 năm tới, so với 3 tỷ lít hiện nay.
Trong khi đó, EU thực hiện chủ trương khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học và hướng tới mục tiêu nhiên liệu sinh học chiếm 5,75% tổng lượng xăng dầu bán ra trong năm 2010. Chính phủ Anh yêu cầu các công ty dầu khí Shell và BP đến hết năm 2010 phải có khối lượng nhiên liệu sinh học chiếm 5% khối lượng nhiên liệu mà họ bán ra.
Tại châu Á, Malaysia và Indonesia sản xuất nhiên liệu sinh học từ các loại cây ngô, mía, đậu tương, hạt có dầu, cây cọ, vỏ bào và cả phân động vật. Nhật Bản tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc, có thể trở thành quốc gia đi đầu trong việc nhập khẩu nhiên liệu sinh học.
Dù nhiên liệu sinh học thế hệ mới có những lợi ích to lớn hơn so với nhiên liệu sinh học hiện nay nhờ vào sản lượng năng lượng và nguồn nguyên liệu không dùng làm lương thực, nhưng đó vẫn chỉ là nghiên cứu và đáp án vẫn còn để ngỏ. Bởi lẽ, mở rộng diện tích đất trồng cây cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất năng lượng sinh học, đồng nghĩa với sự thu hẹp vùng đất nông nghiệp, trong khi an ninh lương thực hiện là một trong những vấn đề toàn cầu “nóng” nhất.
Mặt khác, nếu sử dụng đất chưa khai phá để trồng cây cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học, có thể làm tăng thêm những mối lo ngại về môi trường và không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh thái. Theo các nhà khoa học, nhiên liệu sinh học thải ít CO2 ra bầu khí quyển hơn là dầu, khí đốt hay than đá đang bị khai thác đến cạn kiệt, nhưng sự cân bằng này sẽ bị phá vỡ khi sử dụng đất đồng cỏ hoặc phá rừng sẽ sản sinh ra một lượng CO2đáng kể và lượng khí thải này sẽ tích tụ trong đất, trong cây cối. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này và nhất là tình hình hiện nay, khi nguy cơ mất an ninh lương thực luôn cận kề thì
việc phát triển năng lượng sinh học có nguồn gốc từ lương thực càng nảy sinh mâu thuẫn mới cần được quan tâm thoả đáng.
Tiết kiệm năng lượng vẫn là giải pháp phải làm ngay
Tại châu Á, theo khảo cứu thường niên về kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Uỷ ban kinh tế - xã hội Liên hợp quốc công bố ngày 06/05/2010, “Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ xanh”. Năm 2009, Trung Quốc đã đầu tư 34,6 tỷ USD cho năng lượng sạch, tăng hơn 50% so với năm 2008, đưa nước này trở thành nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong công nghệ tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, Hàn Quốc dự định bơm 84 tỷ USD vào các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.
Theo các chuyên gia kinh tế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng toàn cầu, cần phải phát triển nhanh các nguồn năng lượng thay thế, điều đó có nghĩa là cần đầu tư hàng nghìn tỷ USD mới có thể đảm bảo đưa nhanh các kết quả nghiên cứu mới nhất của các phòng thí nghiệm ứng dụng vào sản xuất với quy mô thương mại, nhưng điều này thực hiện chưa đựơc nhiều như mong muốn. Thay vào đó, các công ty năng lượng lớn đều đang sử dụng những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ giá năng lượng tăng cao vào các kế hoạch khai thác các nguồn dầu khí ở Alaska, Bắc cực, vịnh Mexico, Đại Tây Dương… Theo đó, kết quả thu được về dầu và khí không tương xứng với số tiền bỏ ra trong khi tiến trình tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế lại diễn ra chậm chạp.
Như vậy, theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng giá dầu tăng sẽ tiếp tục trong thời gian tới, do việc khai thác dầu sẽ ngày càng khó khăn hơn; các lý do khác về chính trị và công nghệ, cũng sẽ làm hạn chế nguồn cung dầu mỏ… Hơn nữa, trữ lượng dầu mỏ đã được xác định là chỉ có hạn. Do vậy, dù khoa học công nghệ phát triển không ngừng, nhưng việc tìm kiếm năng lượng mới thay thế dầu mỏ ít nhất cũng phải mất từ 20 - 25 năm nữa. Vì thế, cuộc tranh chấp dầu mỏ sẽ còn diễn biến phức tạp và biến động về giá dầu tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
SỰ KIỆN