) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
Tài nguyên khí đốt từ đá phiến sét (Tiếp theo trang 63)
PGS.TS. Trần Ngọc Toản
Đề án VITRA (giai đoạn 1) hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Na Uy được triển khai từ giữa năm 1996 đến hết năm 1997, theo nguồn tài trợ từ vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) của Chính phủ Na Uy. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và công ty Geomatic của Na Uy là hai cơ quan chủ quản đồng triển khai Dự án. Chủ biên của Đề án là ông Nguyễn Văn Đắc, nguyên Trưởng phòng Thăm dò Khai thác Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tác giả chính của Đề án là các ông Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Trấn Phòng (cán bộ phòng Thăm dò Khai thác), Phan Giang Long, Khúc Hồng Giang (cán bộ Viện Dầu khí Việt Nam), phối hợp cùng với tư vấn phía Na Uy là ông Torstein Hoie, đồng chủ biên Đề án.
Trong thời gian 18 tháng (từ tháng 6/1996 đến hết năm 1997) tổng thể tiềm năng dầu khí đã được đánh giá trên toàn thềm lục địa Việt Nam, bao gồm bể Sông Hồng (cả phần đất liền là miền võng Hà Nội), bể Phú Khánh, bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn, bể Malay - Thổ Chu, bể Tư Chính - Vũng Mây (không có tài liệu của vùng bể Hoàng Sa và Trường Sa vào thời điểm đó).
Các tác giả của Đề án đã thống kê và tính toán nguồn trữ lượng và tiềm năng dầu khí của các mỏ/phát hiện và chưa phát hiện được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành dầu khí (Petroleum Resources Inventory System - PRIS). Đề án đã thống kê cho từng mỏ/phát hiện/cấu tạo chưa khoan, hoặc cho từng lô (block), từng dạng bẫy chứa (play type) hay từng bể (basin). Con số trữ lượng và tiềm năng cũng được kết nối với hệ thống đánh giá, phân cấp mức độ rủi ro của hệ thống dầu khí cho từng đối tượng tính.
Đề án đã tổng kết sơ bộ những báo cáo đánh giá về trữ lượng và tiềm năng dầu khí giai đoạn trước năm 1995, giới thiệu chung về công tác quản lý tài nguyên (Resource Management), nhấn mạnh về công tác đánh giá tiềm
năng dầu khí cho từng đối tượng nằm trong chính sách năng lượng của quốc gia (Resource Evaluation as an Element of a National Petroleum Policy). Đề án đã có những tổng kết chung về hoạt động địa chất của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam; lịch sử hoạt động kiến tạo qua các thời kỳ từ Mezozoi đến hết Đệ tam, các hoạt động trầm tích đi theo từng thời kỳ; tóm tắt về hệ thống dầu khí (sinh, chứa, chắn); định nghĩa và tổng hợp các dạng Play (Play models - Principals and Summary), đưa ra hệ thống