Không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để xây Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu một số vấn đề sử dụng xi măng bơm trám trong gia cố và kết thúc các giếng khoan dầu (Trang 73)

) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”

Không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để xây Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam

Tháp Dầu khí Việt Nam

Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) chính thức khẳng định, toàn bộ nguồn vốn đầu tư 600 triệu USD xây dựng Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam sẽ không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, mà được huy động từ nguồn vốn tự có của PVC (khoảng 15%) và các đối tác khác trên cơ sở ưu tiên đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, vận hành tổ hợp các công trình cao tầng hiện đại trên thế giới. Đồng thời, PVC đã quyết định hạ độ cao của Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam từ 102 tầng như công bố ban đầu xuống còn 79 tầng (chưa kể 5 tầng hầm) để đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất.

Bên cạnh đó, PVC cũng đã công bố và trao giải cho phương án thiết kế dự án Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam. Kết quả, giải Nhất (trị giá 50.000 USD) được trao cho Công ty Pelli Clarke Pelli Architects (Mỹ) với phương án thiết kế mang mã số 242735PC. Trao đổi về ý nghĩa của bản thiết kế này, đơn vị đoạt giải Nhất cho biết, lấy cảm hứng từ thành phần hóa học của dầu khí và cấu trúc các phân tử cacbon, Tòa tháp văn phòng, khách sạn cao cấp sẽ có mặt bằng hình lục giác đều và phía trên sẽ dần chuyển sang

hình tam giác, tạo cho tòa tháp một hình khối mang tính biểu tượng cao. Hình khối của Tháp chung cư xuất phát từ ý tưởng các cánh quạt gió của nhà máy phong điện, tiếp nối chủ đề năng lượng và sức mạnh mà các bộ phận khác của khu phức hợp đã thể hiện. Ban Tổ chức cũng đã trao giải Nhì (trị giá 30.000 USD) cho phương án thiết kế của Công ty Fender Katsalidis Architects (Australia), giải Ba (trị giá 20.000 USD) được trao cho phương án thiết kế của Liên danh PCIC - Codinachs (Tây Ban Nha).

PETROVIETNAM

Ngày 7/4/2011, tại Tp.HCM đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty CP Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV Enertech) và Trelleborg Offshore, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa PV Enertech với các nhà sản xuất và

cung cấp dịch vụ tiên tiến trên thế giới. Qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác này, Trelleborg Offshore sẽ cùng PV Enertech tăng cường khả năng hợp tác giữa các bên trong việc giới thiệu và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, đóng tàu và các ngành công nghiệp khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Với hơn 20.000 nhân viên hoạt động tại hơn 40 quốc gia, Trelleborg là tập đoàn dẫn đầu thị trường dựa trên bí quyết công nghệ polymer tiên tiến và các ứng dụng chuyên sâu khác do chính Trelleborg đầu tư và phát triển. Sản phẩm và dịch vụ của Trelleborg được định hướng cung cấp chủ yếu cho lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, một phân khúc thị trường lớn mà Trelleborg Offshore và PV Enetech cùng quan tâm. Bên cạnh đó, Trelleborg Offshore và PV Enertech nhắm đến mục tiêu cung cấp giải pháp trọn gói, mang những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng.

Tiếp sau thành công của dự án CDM đầu tiên tại Việt Nam “Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông”, Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối phát triển các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) và kinh doanh Chứng chỉ giảm phát thải được xác nhận (CERs) của Ngành Dầu khí Việt Nam, đồng thời mở ra triển vọng kinh doanh trong thị trường tín dụng carbon. Trong năm 2010, PVFC đã tư vấn thương mại hóa thành công số lượng 850.000 CERs giao ngay, một phần CERs đã nhận được từ dự án CDM Rạng Đông, tạo ra nguồn thu đầu tiên đóng góp tài chính cho các thành viên phía Việt Nam của dự án và Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Bên cạnh đó, PVFC đang tham gia phát triển CDM trong nhiều dự án công nghiệp của Petrovietnam, từ các hoạt động xử lý nước thải và sử dụng Biogas tại các Nhà máy sản xuất ethanol đang được xây dựng thuộc Chương trình sản xuất nhiên liệu sinh học, đến dự án trọng điểm thu gom và sử dụng khí tại mỏ Rồng - Đồi Mồi và các chương trình hợp tác với các đối tác chuyên môn để thực hiện khảo sát, đánh giá tiềm năng CDM cho nhiều dự án trong danh mục đầu tư của Ngành. Thời gian tới,

PVFC sẽ tiếp tục tư vấn CDM và kinh doanh CERs cho các dự án trong Ngành Dầu khí Việt Nam, trở thành nhà đầu tư kinh doanh tín dụng carbon tiên phong tại Việt Nam, giúp các chủ dự án tiếp cận được với các nguồn quỹ tài chính carbon với cơ chế linh hoạt hơn nhằm hỗ trợ vốn cho các dự án năng lượng sạch...

Theo kế hoạch năm 2011, PVFC phấn đấu doanh thu đạt 6.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tối thiểu đạt 800 tỷ đồng. Tính đến 31/3/2010, PVFC đạt doanh thu 1.548 tỷ đồng, bằng 22,8% kế hoạch năm 2011 (6.800 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế là 194 tỷ đồng, bằng 24,3% kế hoạch năm 2011 (800 tỷ đồng); tổng tài sản đạt 67.282 tỷ đồng, bằng 102% so với thời điểm 31/12/2010 (66.253 tỷ đồng); Số dư tín dụng là 37.234 tỷ đồng, bằng 102% so với thời điểm 31/12/2010 và 87% so với kế hoạch năm 2011 (42.915 tỷ đồng). Giá trị thu xếp vốn PVFC đang triển khai trong Quý I/2011 là 26.675 tỷ đồng; các hoạt động tái cấu trúc hoạt động, kiểm soát chặt chẽ tình hình đầu tư, góp vốn đầu tư được triển khai tích cực, hiệu quả, đúng chủ trương và tuân thủ đúng các quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu một số vấn đề sử dụng xi măng bơm trám trong gia cố và kết thúc các giếng khoan dầu (Trang 73)