) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
Ký thỏa thuận hợp tác giữa PV Enertech và Treleborg Offshore
Hồng Hà
SỰ KIỆN
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 12/4, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2011 thêm 1,39 triệu thùng/ngày (1,61%) lên 87,94 triệu thùng/ngày so với mức tiêu thụ tương ứng 86,55 triệu thùng/ngày năm 2010.
Tuy nhiên, OPEC cho rằng, cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya (quốc gia thành viên OPEC) và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản sẽ ảnh hưởng không đáng kể đối với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm nay. Mặc dù
lượng dầu tiêu thụ tại Nhật Bản có thể giảm trong ngắn hạn do lĩnh vực giao thông đình trệ và các ngành sản xuất chưa lấy lại “phong độ” sau thảm họa, nhưng trong dài hạn Nhật Bản sẽ phải tăng cường nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy nhiệt điện để bù đắp sản lượng thiếu hụt từ các nhà máy điện hạt nhân. Mặt khác, công cuộc tái thiết tại đất nước “Mặt Trời mọc” chắc chắn sẽ sử dụng rất nhiều năng lượng, trong đó dầu mỏ đóng vai trò quan trọng.
Đối với tình hình của Libya, OPEC nhận định ngay cả khi sản lượng dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này sụt giảm
Theo báo cáo vừa công bố của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu cao bắt đầu làm giảm mức tăng nhu cầu dầu mỏ nhưng mức tăng giá có thể không quá cao khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Báo cáo của IEA có quan điểm giống với báo cáo ngày 11/4 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng giá dầu và lạm phát là những rủi ro lớn đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Báo cáo này đã góp phần làm giá dầu thô ngày 11/4 giảm 3%, nhưng giá dầu thô Brent ngày 12/4 lại tăng lên hơn 125 USD/thùng, giữa lúc một số nhà phân tích cho rằng báo cáo của IEA ít tiêu cực hơn dự đoán.
Theo IAE, ít có khả năng các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ chính thức nhất trí tăng thêm sản lượng để làm dịu giá dầu. Báo cáo nhận định: “Có những rủi ro thực sự rằng mức giá dầu trên 100 USD/thùng kéo dài sẽ cản trở tốc độ phục hồi kinh tế hiện nay”. Các số liệu trong 2 tháng đầu năm 2011 cho thấy giá dầu cao có thể đang bắt đầu làm giảm mức tăng nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, IEA cho rằng dự báo mức tăng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2011 vẫn vào khoảng 1,6% tức 1,4 triệu thùng/ngày.
Ông David Fyfe, người đứng đầu bộ phận dầu mỏ và thị trường của IEA, cho biết cơ quan này đã chú ý tới những xu hướng giảm nhu cầu tại Mỹ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ mùa thu năm 2010, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đều giảm chút ít. Tuy nhiên, sự sụt giảm này có thể được cân
bằng nhờ nhu cầu cao hơn tại Nhật Bản, với mức tăng khoảng 150.000 thùng/ngày để bù cho lượng điện bị mất do sự cố hạt nhân sau động đất và sóng thần. Thế giới hiện trong giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá và giá dầu trong quý 1/2011 mới trên mức 100 USD/thùng. Thông thường các nền kinh tế phải mất 6 - 12 tháng mới cảm nhận được ảnh hưởng lâu dài của sự leo thang của giá dầu.
Một quan ngại khác là khan hiếm nguồn cung. Sản lượng dầu mỏ toàn cầu trong tháng 3/2011 đã giảm khoảng 0,7 triệu thùng/ngày xuống 88,27 triệu thùng/ngày, do bất ổn tại Libya. Nếu mức cung toàn cầu vẫn chỉ ở mức tháng 3 trong suốt năm 2011, thì đến tháng 12/2011, lượng dầu tồn kho của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sẽ tụt xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm qua. Mặc dù sản lượng dầu mỏ tháng 3/2011 của OPEC thấp hơn nhu cầu trung bình về dầu mỏ của OPEC trong năm 2011 khoảng 0,6 triệu thùng/ngày nhưng IEA tin rằng sản lượng dự phòng của OPEC hiện vào khoảng 3,91 triệu thùng/ngày với sản lượng dự phòng của Arập Xêút là 3,2 triệu thùng/ngày. Nhưng OPEC chỉ phản ứng rất ít khi thị trường thế giới bị mất nguồn dầu thô của Libya.
Các số liệu của IEA cho thấy sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC đã tăng 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2011 lên 53,3 triệu thùng.