) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
Cuba đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu khí trên vịnh Mexico
DẦU KHó
Ngày 7/4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã kêu gọi các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi tăng đầu tư phát triển các nguồn năng lượng sạch để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch nhằm giảm dần sự phụ thuộc của thế giới vào nguồn năng lượng đang cạn kiệt nhanh chóng này.
Báo cáo tiến độ phát triển năng lượng sạch, được IEA công bố ngày 7/4 tại thủ đô Abu Dhabi của các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), nhấn mạnh cộng đồng thế giới cần theo đuổi chính sách năng lượng sạch năng động hơn, thực hiện các sáng kiến minh bạch, dễ thích nghi và có thể dự báo trước để thúc đẩy các lựa chọn hiệu quả hơn các nguồn năng lượng sạch. Các nước phát triển cần loại bỏ trợ cấp sử dụng nhiên liệu hóa thạch lên tới 312 tỷ USD hàng năm và dành nguồn tài chính này thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái sinh.
IEA lưu ý rằng nhu cầu nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu hiện nay vẫn vượt quá xa nhịp độ tăng trưởng các các nguồn năng lượng sạch. Năng lượng tái sinh tăng trưởng
30 - 40% trong những năm gần đây, song không thể theo kịp nhu cầu tăng tới 47% nguồn năng lượng điện toàn cầu từ nguồn than trong suốt thập kỷ qua. Các công nghệ và các thiết bị điện chiếu sáng mới cần tới 1 năm để thu hồi vốn phát triển. Để thay đổi thực tế này, IEA kêu gọi các nước chuyển các nguồn tài chính trợ cấp sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng sạch, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế thị trường và các sáng kiến mới khuyến khích khu vực tư nhân tăng đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới và sạch hơn.
Phó Giám đốc chấp hành IEA, ông Richard Jones, nhấn mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch và hiệu quả hơn là phương thức tốt nhất để giảm sự phụ thuộc của thế giới đương đại vào nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt. Hơn 50% tiết kiệm trong sử dụng năng lượng trong tương lai phải bắt đầu từ các nguồn năng lượng sạch và hiệu quả nếu cộng đồng quốc tế muốn giải pháp năng lượng chi phí thấp.
Với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt “dồi dào”, đảo Greenland đang trở thành “miền đất hứa” đối với các công ty năng lượng hàng đầu thế giới.
Tháng 11/2010, chính quyền Greenland đã giới thiệu 7 khu khai thác dầu mỏ và khí đốt có tiềm năng tại vịnh Baffin cho 8 công ty dầu mỏ lớn, trong đó có ConocoPhillips (Mỹ), Shell (Anh - Hà Lan) và Cairn Energy (Scotland).
Theo cuộc khảo sát địa chất của Mỹ, hơn 1/5 trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được phát hiện của thế giới nằm tại Bắc cực, trong đó 84% lượng nhiên liệu này đang nằm dưới đáy biển. Ước tính trữ lượng dầu mỏ của Greenland vào khoảng 52 tỷ thùng, trong đó, 17 tỷ thùng nằm giữa bờ biển phía Tây của hòn đảo này và bờ biển phía Đông của đảo Baffin (Canada) và 31,4 tỷ thùng nằm ở miền Đông Bắc Greenland.
Năm ngoái, Cairn Energy, công ty đứng đầu trong việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Greenland, đã khoan 3 giếng dầu tại đây và sẽ tiếp tục khoan thêm 4 giếng dầu nữa trong năm nay, bất chấp việc hoạt động của công ty này đã bị gián đoạn 2 ngày do sự phản đối của tổ chức
hoạt động vì môi trường Hòa bình xanh. Giám đốc Thương mại Cairn Energy, Simon Thomson nói: “2011 là năm hoạt động thứ 3 của Cairn Energy tại Greenland và trong năm nay chúng tôi sẽ đầu tư thêm khoảng 500 triệu USD (350 triệu euro) vào hòn đảo này, đưa tổng đầu tư của Cairn Energy tại Greenland lên hơn 1 tỷ USD.”
Chính quyền Greenland đang đặt kỳ vọng với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, hòn đảo này có thể đẩy nhanh quá trình lấy lại độc lập về chính trị và kinh tế từ Đan Mạch. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Tài nguyên Khoáng sản Greenland, Ove Karl Berthelsen khẳng định: “Dầu mỏ là nhân tố tiềm năng nhất để giúp chúng tôi tiến tới độc lập về kinh tế”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Berthelsen cho biết chính quyền Greenland không muốn việc khai thác dầu mỏ sẽ phá hủy các nguồn tài nguyên quan trọng khác như thủy hải sản. Do vậy, các nhà chức trách sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về việc khoan dầu, để tránh “vết xe đổ” của vụ nổ giàn khoan dầu tại vịnh Mexico. Tuy nhiên, tổ chức Hòa bình xanh bày tỏ lo ngại chính quyền Greenland không đủ khả năng kiểm soát việc khoan dầu của các công ty.