Biến đổi nhận thức qua hành vi chăm sóc ông bà, cha mẹ

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 91)

Bảng 3-2. Tiêu chí thay đổi về việc chăm sóc ông bà, cha mẹ (tỷ lệ %)

Các tiêu chí biến đổi Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói 1.Con cháu không cần thiết dành thời

gian hàng ngày cho ông/bà, bố/ mẹ 19,1 49,3 26,0 5,6 2.Con cháu không nhất thiết phải

chăm sóc ông/ bà, bố /mẹ khi họ ốm

đau và khi họ về già (tại gia đình) 9,3 30,7 54,4 5,6 3.Con cháu có thể đưa ông/ bà, bố/

mẹ khi về già vào TT chăm sóc người già(viện dưỡng lão) để tiện chăm sóc

11,6 45,6 34,9 7,9

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Việc dành thời gian hàng ngày cho ông bà, cha mẹ rất được chú trọng trong gia đình truyền thống. Qua tiếp xúc, người lớn tuổi sẽ nắm được những biến đổi trong cuộc sống hàng ngày của con cháu cho những lời khuyên nhất định, đồng thời thắt chặt tình cảm gia đình. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát tại xã Xuân Đỉnh, có đến 19,1% số người được khảo sát lựa chọn tiêu chí tán thành việc không nhất thiết phải dành thời gian hàng ngày cho ông bà cha mẹ; 49,3% tán thành một phần và 26% không tán thành. Chỉ có 5,6% cảm thấy khó nói phân vân với tiêu chí này. Do sức ép của các yếu tố như công việc, kiếm tiền và học tập của thanh niên hiện nay là rất lớn nên thời gian dành cho ông bà cha mẹ hàng ngày sẽ ít đi. Tuy nhiên, vào các dịp giỗ chạp, hiếu hỉ của gia đình lớn, của dòng họ thì sẽ được họ ưu tiên tham gia.

Số người phản đối việc không quan tâm việc chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ này ở cả 3 tiêu chí lần lượt là 26,0%, 54,4% và 34,9%. Số người lưỡng lự chỉ tán thành một phần là 49,3%; 30,7% và 45,6%. Số người đồng ý việc không phải chăm sóc quan

tâm người lớn tuổi lần lượt là 19,1%; 9,3% và 11,6%. Số liệu trên cho thấy đã có sự biến đổi trong thái độ lớp thanh niên ven đô về một nội dung quan trọng của giá trị Hiếu thảo trong gia đình. Số người nhất trí với thái độ cho người già đi nhà dưỡng lão (11,6%) hoặc không cần thiết phải dành thời gian(19.3%) hoặc chăm sóc họ tại nhà (9,3%) cho thấy những tác động ít nhiều của hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, xã hội đến sự thay đổi của giá trị Hiếu thảo. Trong thực tế, có thể với những gia đình trẻ có điều kiện vật chất tốt, thời gian bị hạn chế...nên họ có thể thuê người giúp việc làm thay hoặc chỉ gửi tiền định kỳ để người cao tuổi trong gia đình tự lo. Mặt khác, một số người được hỏi còn cho rằng, đưa người cao tuổi vào trung tâm chăm sóc người cao tuổi là tốt cho các cụ vì điều kiện chăm sóc tốt, lại có nhiều bạn bè đồng lứa sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 91)