Sự quan tâm không đúng mức của gia đình, nhà trường

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 97)

Gia đình và nhà trường là hai môi trường quan trọng nhất để giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc dạy đạo đức cho học sinh, sinh viên trong nhà trường thường bị buông lỏng. Hầu hết các trường đều chạy theo chỉ tiêu của giáo dục, truyền dạy kiến

thức chuyên môn, thiếu quan tâm đến việc dạy đạo đức cho học sinh và sinh viên, nếu có thì các chủ đề thường không phong phú, hình thức và thiếu tính thực tế. Chính vì vậy mà không thu hút được học sinh sinh viên tham gia. Tuy nhiên, hầu hết số người được khảo sát đều cho đây không phải là nguyên nhân chính gây biến đổi lòng Hiếu thảo trong gia đình khi có 76,8% số người được hỏi lựa chọn ở mức độ thứ ba.

Gia đình là nơi uốn nắn và nuôi dạy đầu tiên cho thanh niên nên đây là môi trường quan trọng nhất hình thành nhân cách cho mỗi người từ trẻ em tới thanh niên. Vùng ven đô có sự giao thoa mạnh mẽ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn nên sự biến đổi cũng diễn ra rõ nét hơn. Có tới 10,3% số người được khảo sát cho rằng chủ đề Hiếu thảo ít được quan tâm và giáo dục trong gia đình mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ vì áp lực công việc, vì chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục lòng Hiếu thảo nên cũng còn chưa dành thời gian cho/buông lỏng việc này.

Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật hoặc khó có thể phát triển nhân cách toàn diện.

Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải là lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng (chiều chuộng hoặc hành hạ), gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội.

Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, mồ côi…, trẻ em thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm dẫn đến mất phương hướng khi hành

động, dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội: "Sự gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha mẹ sống với nhau hòa thuận chung thủy và có tình nghĩa với nhau là tấm gương

sáng cho con cái noi theo" (Nam, 48 tuổi, Cán bộ văn hóa xã Xuân Đỉnh)

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)