Nguồn cung cấp thông tin về lòng Hiếu thảo cho thanh niên

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 44)

Lòng Hiếu thảo là một giá trị mang tính truyền thống và lịch sử của gia đình Việt Nam nói riêng và của các nước theo nền văn hoá Phương Đông nói chung. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tất cả số người được khảo sát (100% số người được hỏi) đều cho biết họ đã từng được nghe, được đọc và được bàn luận về lòng Hiếu thảo trong gia đình. Mặc dù lượng thông tin của người được khảo sát có thể qua sự tiếp xúc khác nhau, nhưng rõ ràng giá trị này đều được mọi người biết đến và nhận thức được : “Lòng Hiếu thảo hay đạo Hiếu thì đó là truyền thống của dân tộc rồi, nên ai cũng được biết ít nhất một lần từ khi bé đến bây giờ. Vì nó gắn liền với văn hoá

của Việt Nam mình mà.” (Nam, 24 tuổi, Cáo Đỉnh, lao động tự do, Trung

cấp).

Do đây là một giá trị của xã hội nên hầu hết những thanh niên được khảo sát đều tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau để hiểu về lòng Hiếu thảo.

Bảng 2-1. Nguồn cung cấp thông tin về lòng Hiếu thảo

Nguồn thông tin Tần xuất

(người)

Tỷ lệ (%)

Từ ông/bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình răn dạy 34 15,8

Từ thầy/cô giáo thông qua các buổi học, ngoại khoá

trong nhà trường 26 12,1

Từ các nhóm bạn bè (bạn học cùng lớp, bạn cùng tuổi,

Nguồn thông tin Tần xuất (người)

Tỷ lệ (%)

Từ các tổ chức: Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên...vv 35 16,3

Từ phương tiện truyền thông đại chúng(đài phát thanh,

ti vi, Internet, sách, báo in…) 96 44,7

Tổng 215 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Số liệu cho thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng (đài phát thanh, ti vi, Internet, sách, báo in) là kênh chủ yếu để thanh niên có thể tiếp cận những cách hiểu khác nhau về lòng Hiếu thảo. Có 44,7% số lượng người được hỏi được biết đến lòng Hiếu thảo qua kênh thông tin này. Điều này cũng hợp với xu thế hiện nay khi các kênh truyền thông, phương tiện đại chúng phát triển mạnh mẽ để mang thông tin đến cho đông đảo người dân. Nguồn thông tin từ Đoàn thanh niên, hội Sinh viên... cũng chỉ chiếm tỷ lệ 16,3% số người được hỏi cho thấy sự giảm sút vai trò của các tổ chức tập thể đối với thanh niên. Đối với nguồn thông tin từ thầy/cô giáo thông qua các buổi học, ngoại khoá trong nhà trường và các nhóm bạn bè lại chiếm tỷ lệ khá thấp và tương đương nhau, lần lượt là 12,1% và 11,2%. Điều này có thể lý giải cho tình trạng tại các trường học hầu hết chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức chuyên môn cho học sinh/sinh viên là chủ yếu. Tương tự, các nhóm bạn bè của thanh niên cũng thường chỉ chú ý đến các chủ đề như học tập, vui chơi…Tỷ lệ về nguồn thông tin từ ông/bà cha mẹ trong gia đình răn dạy con cháu về lòng Hiếu thảo cũng ở mức khá thấp là 15,8% số người được khảo sát. Đây cũng là thực trạng của việc hầu hết các hộ gia đình tập trung vào việc phát triển kinh tế mà không có thời gian nhắc nhở con cháu về sự Hiếu thảo trong gia đình; hoặc chính các bậc

ông bà, cha mẹ cũng không nhận thức rõ ràng cần phải răn dạy con cháu về điều này.

Thông tin tuyên truyền về lòng Hiếu thảo từ các tổ chức, đoàn thể như Hội sinh viên, Đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 16,3% số người được khảo sát. Điều này cho thấy việc thanh niên có xu hướng tham gia các tổ chức và đoàn thể để sinh hoạt, vui chơi giải trí, do đó trong quá trình hoạt động, các tổ chức đoàn thể này đã góp phần vào việc cung cấp các chủ đề sinh hoạt, các thông tin trong đó có đề cập đến lòng Hiếu thảo cho thanh niên hiện nay. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tỷ lệ cung cấp thông tin của các tổ chức, đoàn thể cao hơn không nhiều so với các nguồn thông tin khác (từ ông bà, cha mẹ, thầy cô, nhóm bạn bè) cho thấy tầm ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể này là không lớn. Nhiều khi các hoạt động chỉ mang tính hình thức và không thu hút được nhiều thanh niên tham gia.

“Đoàn thanh niên sinh hoạt bây giờ nhiều khi hình thức lắm, các hoạt động không được nhiều, kinh phí hoạt động toàn phải đi xin tài trợ nên không ổn định. Theo tôi, chủ yếu là các nội dung sinh hoạt không đa dạng, phong phú, xa rời thực tế nên không thu hút được nhiều thanh niên tại địa

phương tham gia.” (Nam, Bí thư chi đoàn thôn Lộc, 28 tuổi, Đại học).

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 44)