Nhận thức về hành động không thể hiện lòng Hiếu thảo trong gia

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 59)

đình hiện đại

Theo số liệu khảo sát, có 77,7% số người được hỏi không tán thành tiêu chí Không nhất thiết phải chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm và khi về già. Trong khi đó chỉ có 6% số người được hỏi tán thành về tiêu chí này và 14% số người được hỏi chỉ tán thành một phần. Điều này cho thấy rõ ràng rằng, trong gia đình hiện đại, việc chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau và khi về già như một khía cạnh quan trọng thể hiện lòng Hiếu thảo vẫn được các thành viên quan tâm và coi trọng.

Biểu đồ 2-7. Tiêu chí Không nhất thiết phải chăm sóc ông bà cha mẹ và giúp đỡ anh chị em khi gặp khó khăn (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Trình độ học vấn cũng tạo nên sự khác biệt về mức độ không tán thành đối với tiêu chí không chăm sóc ông bà cha mẹ trong gia đình hiện nay. Việc chăm sóc ông bà cha mẹ vẫn được con cháu quan tâm, tuy nhiên

sự lựa chọn cao nhất tiêu chí này rơi vào nhóm có trình độ Đại học/trên đại học với tỷ lệ 85,3% số người được hỏi. Điều này cho thấy trình độ học vấn có chi phối đáng kể đến nhận thức về tiêu chí chăm sóc ông bà cha mẹ khi họ ốm đau ,thể hiện chi tiết qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2-8. Tương quan giữa nghề nghiệp và tiêu chí Không chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau và khi về già (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Trong gia đình hiện nay, số lượng con cái thường hạn chế nên việc dạy con cũng tiêu tốn nhiều thời gian vật chất của cha mẹ. Mặt khác, các yếu tố như số anh chị em ít, các nhu cầu cá nhân và gia đình nhỏ ngày càng đa dạng và phong phú nên việc dành thời gian chăm sóc nhau cũng bị hạn chế. Bên cạnh 67,2% số người được hỏi nhận thấy mỗi người cần có sự giúp đỡ người thân trong gia đình khi gặp khó khăn. 22,2 % số người được hỏi tán thành một phần và khoảng 8,1% hoàn toàn đồng ý rằng không nhất thiết phải hành động như vậy. Như vậy so với gia đình truyền thống việc lựa chọn tiêu chí này trong gia đình hiện đại đã có sự giảm sút (78,1% so với 67,2%). Như vậy xu hướng đề cao tự do cá nhân, việc dịch chuyển về

nghề nghiệp, nơi ở và quá trình di động xã hội diễn ra không ngừng hiện nay đang có tác động đến những hoạt động thể hiện sự Hiếu thảo của thanh niên trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau (Xem bảng 2-7). Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế còn eo hẹp, thu nhập chưa cao nên cũng là nguyên nhân góp phần làm cho sự lựa chọn “không nhất thiết” phải có hành động quan tâm đến ông bà cha mẹ tăng lên ở trong nhóm người được tham vấn.

Bảng 2-7. Tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí Không nhất thiết phải giúp đỡ anh em trong gia đình khi gặp khó khăn (tỷ lệ%)

Nghề nghiệp Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói Tổng (%) Học sinh 3 15,2 74,2 7,6 100 Sinh viên 11,6 27,9 58,1 2,3 100 Công chức/viên chức 8,3 19,4 69,4 2,8 100

Công nhân/thợ thủ công 15,4 46,2 38,5 0 100

lao động tự do/làm thuê 14,3 10,7 71,4 3,6 100

Nông nghiệp 0 0 100 0 100

Kinh doanh buôn bán 4,3 30,4 60,9 4,3 100

Thất nghiệp/ nội trợ.. 7,9 21,4 66,5 4,2 100

Trung bình 8,1 22,2 67,2 3,1 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Những người có mức thu nhập chưa cao, kinh tế gia đình chưa ổn định và đảm bảo (công nhân/thợ thủ công; lao động tự do/làm thuê và sinh viên) thường khó có thể giúp đỡ anh/em mình về vật chất nhiều. Họ chỉ có thể tỏ thái độ quan tâm nhau về mặt tinh thần như động viên, thăm hỏi nhau khi gặp khó khăn:“nhiều khi anh em có việc cần đấy nhưng mình cũng chỉ

giúp được một ít hoặc chỉ động viên chia sẻ thôi. Vì hai vợ chồng đi làm

thu nhập cũng chỉ đủ tiêu, không dư được đồng nào.” (Nam, 26 tuổi, công

nhân, thôn Đông).

Trong gia đình hiện đại, ranh giới coi trọng con trai hơn con gái đã phần nào được xoá nhoà. Có 39,5% số người được hỏi lựa chọn tán thành tiêu chí này với tỷ lệ cao nhất. Còn lại 38,1% tán thành một phần và 18,2% số người được hỏi không đồng ý với tiêu chí này (Biểu 2-10).

Biểu đồ 2-9. Tiêu chí Không nhất thiết phải có con trai nối dõi tông đường (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Phải chăng đây là xu hướng tất yếu của việc thực hiện vận động tuyên truyền bình đẳng nam nữ, với quan niệm con nào cũng là con miễn là con cái sống đúng mực và đối xử tốt với cha mẹ: “Bây giờ nói thật chứ, anh thích nhất là có đủ cả nếp và tẻ, cả con trai và con gái. Như thế mới đạt yêu cầu. Tuy nhiên, hiện giờ đẻ con trai cũng vất vả lắm, phải kiếm cho mỗi đứa con trai một cái nhà, một ít tiền để sau nó lập nghiệp. Nếu không

có điều kiện thì vất vả lắm. Ngoài ra, bây giờ ở xã này, lô đề, cờ bạc, bóng bánh thì toàn mấy ông con trai dính vào cả, có khi bán cả nhà đi ấy chứ. Thà rằng đẻ con gái mà nó Hiếu thảo với mình thì còn tốt hơn mấy ông

tướng ấy”. (Nam, 30 tuổi, Công chức, trình độ đại học).

Tuy nhiên, có sự khác biệt nam và nữ trong quan niệm “Không nhất thiết phải có con trai để nối dõi tông đường”. 49% người được hỏi là nữ giới đồng ý tiêu chí này, trong khi đó chỉ có 31,3% nam giới tán thành với tiêu chí này. Ngược lại, có 21,7% nam giới và 14% nữ giới trong số trả lời không lựa chọn tiêu chí này.nghĩa là theo họ, trong gia đình nhất thiết phải có con trai.(Bảng 2-8)

Bảng 2-8. Tương quan giới tính với lựa chọn Không nhất thiết phải có con trai nối dõi tông đường (%)

Giới tính Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói Tổng (%) Nam 31,3 45,2 21,7 1,7 100 Nữ 49,0 30,0 14,0 7,0 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Tỷ lệ nữ có quan niệm rằng không nhất thiết phải có con trai nối dõi cao có thể xuất phát từ việc chính họ nhận thức được mình là đối tượng của sự bất bình đẳng nam nữ trong gia đình: “Nam với nữ bây giờ cũng bình đẳng như nhau, tại sao cứ cái gì cũng cho con trai nhiều hơn thế chứ? Con nào bây giờ cũng là con, mang nặng đẻ đau ra, mà con gái thì còn tình cảm hơn với bố mẹ chứ, có khi còn được nhờ nhiều ấy. Con trai bây giờ hay dính vào mấy tệ nạn lắm. Cứ đến mùaWorld cup hay Euro thì lại có

ngoan ngoãn thì bằng mấy lần đứa con trai như thế ấy chứ” (Nữ, 23 tuổi, kinh doanh, trình độ đại học)

Biểu đồ 2-10. Tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí Không nhất thiết có con trai nối dõi tông đường (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Nhóm nghề nghiệp là công chức/viên chức đồng tình với nhận thức “ Không nhất thiết có con trai nối dõi” với tỷ lệ cao nhất là 55,6%; tiếp theo là nhóm lao động tự do/làm thuê 50%; nhóm học sinh chiếm 40,9%; nhóm sinh viên chiếm 34,9%. Tỷ lệ thấp nhất thuộc nhóm nông nghiệp và thất nghiệp/ở nhà nội trợ với mức không ai trong số họ tán thành. Rõ ràng, ở nhóm có tỷ lệ lựa chọn cao, tính chất nghề nghiệp và mức độ giao tiếp học hỏi nhiều nên quan niệm bình đẳng giới trong xã hội đã ảnh hưởng đến nhận thức của họ.

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)