Hành vi biểu hiện lòng Hiếu thảo của thanh niên trong gia đình

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 72)

sát được ở Xuân Đỉnh, một xã ven đô của Hà Nội.

Sự biến đổi các giá trị gia đình ở Xuân Đỉnh hiện nay cho thấy sức sống

của những giá trị gia đình truyền thống của Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy tính năng động trong việc thích ứng với điều kiện mới của các lớp thế hệ Việt Nam, đặc biệt là thanh niên. Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy sự lĩnh hội cái mới của thanh niên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu họ không được giúp đỡ bằng những định hướng phù hợp.

Qua số liệu khảo sát, phần nào đã làm sáng tỏ giả thuyết 1 là tầng lớp

thanh niên vùng ven đô có những nhận thức khá rõ ràng về những giá trị của lòng Hiếu thảo trong gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Những nhận thức của nhóm thanh niên sẽ quyết định đến những hành vi của họ trong gia đình cũng như trong đời sống hàng ngày.

2.4. Hành vi biểu hiện lòng Hiếu thảo của thanh niên trong gia đình hiện nay hiện nay

Hành vi, thái độ là biểu hiện tương ứng với nhận thức của chủ thể đối với một vấn đề quan tâm. Qua kết quả nghiên cứu đã trình bày về nhận thức của thanh niên ở trên, chúng tôi tiếp tục xem xét những biểu hiện của hành vi có tương xứng với nhận thức của thanh niên.

Chúng tôi đưa ra 13 hành vi biểu hiện của lòng Hiếu thảo để thu thập thông tin từ các đối tượng được khảo sát. Hành vi thường xuyên thực hiện nhất là “Nói năng lễ phép, thưa gửi, chào mời theo đúng phong tục cũ với cha mẹ, ông bà” với 78,1% số người được hỏi. Các tiêu chí được lựa chọn nhiều tiếp theo là chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm với 70,7%; tham gia vào các ngày giỗ chạp trong gia đình với 67,4%; tôn trọng và làm theo lời nói, ý kiến của ông bà cha mẹ với 66,5%; việc động viên thăm hỏi anh chị em khi gặp khó khăn và việc thăm hỏi, dành thời gian hàng ngày cho ông bà cha mẹ cùng có 51,2% trong tổng số trả lời. Hành vi gửi tiền tới ông bà cha mẹ theo định kỳ chiếm tỷ lệ thấp nhất: 27% số người được hỏi.

Bảng 2-10. Những biểu hiện lòng Hiếu thảo của thanh niên ( tỷ lệ %):

Những việc thường làm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Nói năng lễ phép, thưa gửi, chào mời

theo đúng phong tục cũ với cha mẹ, ông bà

78,1 20,9 0,9 0

Tôn trọng và làm theo lời nói và ý kiến

của ông bà, cha mẹ 66,5 32,6 0,9 0

Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau 70,7 24,2 4,2 0,9 Thăm hỏi, dành thời gian hàng ngày cho

ông bà cha mẹ 51,2 41,9 5,6 1,4

Gửi tiền tới ông bà, cha mẹ theo định kỳ 27 35,8 21,4 15,8 Gửi tiền tới ông bà, cha mẹ khi có việc

quan trọng 37,2 34,8 14,0 14,0

Mua quà biếu ông bà, cha mẹ 35,3 48,4 12,6 3,7 Động viên, thăm hỏi anh chị em khi họ

gặp khó khăn 51,2 44,2 3,3 1,4

Giúp đỡ anh chị em về vật chất khi họ

gặp khó khăn 28,8 60,5 6,0 4,7

Tham gia đầy đủ khi có việc hiếu, hỉ của

Những việc thường làm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tham gia vào các ngày giỗ chạp trong

gia đình 67,4 30,2 1,9 0,5

Tham gia vào các dịp giỗ tổ và công

việc hệ trọng của dòng họ 45,6 46,0 7,0 1,4

Bàn luận những câu chuyện về lòng hiếu thảo với người thân trong gia đình và bạn bè

30,7 43,3 18,1 7,9

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Từ số liệu trên, chúng tôi thấy rằng, tại hầu hết các gia đình có thanh niên được khảo sát, hầu hết vẫn giữ được việc kính trọng ông bà cha mẹ, qua các hành động lễ phép, thưa gửi chào mời với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau vẫn được hầu hết người trả lời quan tâm lựa chọn do đây thuộc về khía cạnh tình cảm và trách nhiệm của người làm con, cháu. Việc dành thời gian cho ông bà cha mẹ hàng ngày và thăm hỏi anh chị em khi gặp khó khăn cũng được khá nhiều người lựa chọn do mối quan hệ anh em huyết thống trong gia đình, luôn đề cao việc giúp đỡ lẫn nhau. Đáng chú ý, tiêu chí Gửi tiền tới ông bà, cha mẹ theo định kỳ chiếm tỷ lệ thấp nhất do hầu hết thanh niên được khảo sát vẫn sống chung với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó còn có một bộ phận là học sinh, sinh viên hoặc một số người trả lời có thu nhập chưa ổn định nên không thể gửi tiền định kỳ tới ông bà cha mẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đáng chú ý là tiêu chí Bàn luận những câu chuyện về lòng Hiếu thảo với người thân trong gia đình và bạn bè chỉ chiếm 30,7% tỷ lệ người được hỏi. Có thể do áp lực về kinh tế, kiếm tiền lo cho cuộc sống của gia đình, thời gian dành cho công việc…hoặc chính cha mẹ, ông bà không chú trọng việc răn dạy con cái về lòng Hiếu thảo thông qua các dịp lễ tết, sinh hoạt

trong gia đình đã dẫn tới tỷ lệ thấp nói trên. Đối với thanh niên, gặp gỡ nhóm bạn bè là nhu cầu. Tuy nhiên nhóm thường chỉ tập trung vào các mục đích như học tập, vui chơi, giải trí nhiều hơn dành thời gian để bàn luận những câu chuyện về lòng Hiếu thảo: “Bọn bạn em bây giờ chả đứa nào nói về vấn đề đó đâu. Bây giờ chỉ quan tâm đến việc đi đánh PS(game bóng đá), game online, điện thoại mới…còn con gái thì quan tâm đến việc mua quần áo đẹp, yêu được mấy anh..chứ chả rỗi hơi đâu mà nói mấy chuyện này. Về nhà thì bố mẹ em thỉnh thoảng có mắng, bắt nghe lời, phải đi học…

chứ cũng hiếm khi đề cập đến vấn đề này lắm” (Nam, 18 tuổi, thôn Lộc,

học sinh, trung học phổ thông).

Việc thỉnh thoảng giúp đỡ về vật chất anh chị em khi gặp khó khăn được nhiều người lựa chọn nhất với 60,5% số người được hỏi. Tiếp theo là hành vi Mua quà biếu cho ông bà cha mẹ với tỷ lệ 48,4% người trả lời. Có thể do điều kiện kinh tế, thu nhập chưa ổn định nên việc giúp đỡ anh chị em về mặt vật chất không được nhiều và mang tính chất thường xuyên.

Chỉ có 0,5% số người được hỏi không bao giờ tham gia đầy đủ vào công việc Hiếu, hỉ của gia đình anh chị em ruột và các ngày giỗ chạp của gia đình. Tỷ lệ lựa chọn các hành vi nói trên cho thấy xu hướng nêu cao các giá trị cố kết của mối quan hệ cá nhân-gia đình-họ hàng thông qua các dịp lễ, giỗ, tết vẫn được nhóm thanh niên tại Xuân Đỉnh coi trọng.

Chúng tôi cũng chia ra các nhóm yếu tố để phân tích như hành vi ứng xử, hành vi chăm sóc người lớn tuổi, hành vi thờ cúng tổ tiên trong tương quan về nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 72)