Có một thực tế trong gia đình có nhiều thế hệ, giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi luôn luôn có một khoảng cách nào đó nhất định. Một trong những vấn đề mà các gia đình thường vấp phải đó chính là sự xung khắc về tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm sống. Điều này xuất phát tù khoảng cách tuổi tác giữa các thành viên khá chênh lệch. Nếu như bố mẹ, ông bà đại diện cho lớp người sở hữu những tư tưởng truyền thống, nhiều khi “cổ hủ”, thì thanh niên dễ thích nghi với những gì mới mẻ, năng động, hiện đại. Theo số liệu khảo sát, 19,1% số người được hỏi cho rằng, sở dĩ nhận thức về giá trị Hiếu thảo thay đổi là “Do sự khác biệt trong lối sống và suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái”; Lý do “Do sự khác biệt về khoảng cách của các thế hệ” được 14% số người được hỏi chọn là nguyên nhân quan trọng thứ nhất ảnh hưởng đến sự biến đổi lòng Hiếu thảo trong gia đình. Cha mẹ phần lớn luôn nhìn vào xã hội với cái nhìn chín chắn với tất cả những gì đã được trải nghiệm trong cuộc sống trong khi thanh niên lại nhìn mọi thứ bằng con mắt phóng khoáng và hiện đại.Vì vậy những quan điểm của cha mẹ và con cái cần phải có sự phân định rõ rệt, lối sống quy tắc dần thay thế và sự tiến bộ cần phải được phát huy: “Em đã rất nhiều lần thử nhưng không thể. Mình cứ vừa mở miệng định tâm sự thì đã nhận lại sự phản đối kịch liệt. Bố mẹ nhiều lúc không biết tâm tư tình cảm của em luôn bị giữ chặt trong lòng, không có cách nào giải thoát. Và đó là lí do mà em trở thành con người
ngoài đời thì sống rất khép kín, ít nói chuyện và vô cùng nhút nhát. Còn khi em ở trên mạng thì lại là con người rất khác, cởi mở, tự tin và vui vẻ. Mọi
người thích con người đó của mình” (Nữ, 18 tuổi, thôn Đông, trung học
phổ thông).
Thông qua phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy Chức năng xã hội hoá là chức năng cơ bản để hình thành nhân cách trẻ em. Cơ sở của xã hội hoá trẻ em trong gia đình là văn hoá gia đình và quá trình đó được thực hiện thông qua điều kiện lao động và sinh hoạt vật chất và tinh thần của gia đình. Các yếu tố của văn hoá gia đình như hệ thống giá trị đạo đức, môi trường tâm lý tình cảm, nếp sống, tín ngưỡng tôn giáo của gia đình tác động đến sự xã hội hoá cá nhân.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình xã hội hoá con người ngày càng tăng nhanh đồng thời với quá trình xã hội hoá các thành viên gia đình do sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại và sự giao thoa văn hoá. Sự ra đời của hệ thống giáo dục và các cơ quan chức năng trong ngành này là bước tiến mới về các hình thức xã hội hoá, đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vị trí vai trò của gia đình trong giáo dục –xã hội hoá trẻ em.
Trước hết, do quá kỳ vọng vào hệ thống giáo dục nhà trường nên nhiều gia đình đã buông lỏng việc kiểm soát con cái. Ngày nay xu hướng đảm nhận nhiều hơn các công việc xã hội trong khi các dịch vụ gia đình chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của mức sống gia đình làm cho người phụ nữ có quá ít thời gian quan tâm đến con cái. Hơn thế nữa, phần giáo dục ở nhà lại chỉ được rập khuôn, tiếp nối những nội dung giáo dục nhà trường chứ không phải là giáo dục gia đình với những đặc trưng ưu thế của nó.
Sự xuống cấp của môi trường xã hội, sự thiếu trong sạch của bầu không khí tình cảm gia đình và đặc biệt là những sai lệch chuẩn mực trong lối sống của người trưởng thành trong đó có những người làm bố làm mẹ cũng là điều đáng quan tâm hiện nay. Đời sống gia đình ít bền vững hơn, tỉ lệ ly hôn gia tăng cùng sự xuất hiện những hình thức hôn nhân mở, nạn bạo hành gia đình... khiến cho nền giáo dục và giáo dục gia đình nói riêng gặp không ít khó khăn trong việc hướng con cái mình, trẻ vị thành niên và thanh niên vào những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Tác động của môi trường xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng và văn hoá nghệ thuật cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của gia đình tới con cái đã làm cho trẻ em và thanh niên hiện nay ngày càng có xu hướng phát triển nhân cách độc lập. Điều này mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Nền giáo dục truyền thống suốt thời gian dài, đặc biệt thời kỳ bao cấp chỉ có thể tạo ra những mẫu người tuân thủ, bị động. Nhân cách độc lập cho phép phát huy sự sáng tạo cá nhân, tạo năng lực bản thân để con người có thể tồn tại và phát triển mà không bị quá phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Điều này phù hợp với mô hình nhân cách con người Việt Nam hiện đại mà chúng ta đang xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng tự do hoá cá nhân và cùng với nó là sự độc lập khép kín của đời sống gia đình, sự giảm sút vai trò của các tập thể và tổ chức quần chúng, sự “riêng tư hoá” các quan hệ gia đình trong những năm gần đây đã làm mối liên hệ giữa gia đình và xã hội bị giảm sút. Nhiều vụ xung đột và mâu thuẫn trong gia đình đều phần lớn do cá nhân và gia đình chủ động giải quyết. Còn các đoàn thể và tổ chức xã hội thì ngày càng bị vô hiệu hoá trước sức ép của quyền tự do cá nhân và lối sống khép kín của từng gia đình. Tình hình trên ngày càng gia tăng như là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp
Các quan hệ khác trong gia đình Việt nam ngày nay về cơ bản vẫn không thay đổi, nhưng những biểu hiện của nó cũng khác đi để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, chính sự cải thiện mức sống gia đình, quan niệm khác nhau về giải phóng cá nhân cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng ở nước ta đã tạo ra những nét tiêu cực trong quan hệ gia đình. Nhiều người mải mê kiếm tiền đến mức bỏ mặc công việc nhà cho người giúp việc, bỏ bê việc dạy dỗ con cái, ít quan tâm đến tình cảm và công việc gia đình, đến các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, họ hàng, quên mất vị trí của mình, coi nhẹ hạnh phúc gia đình. Trong cư xử và hành động, đã xuất hiện những người đề cao quá mức sức mạnh vật chất mà làm mất đi tình cảm gia đình và nhân cách con người. Vì vậy, hơn bao giờ hết, thông qua dư luận xã hội trong đời sống và trong pháp luật, cần sớm đưa ra những quy tắc, chuẩn mực các vấn đề về gia đình, tạo điều kiện cho sự định hướng một kỷ cương xã hội văn minh, tốt đẹp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trên các mặt là kết quả tất yếu của các chính sách đổi mới của nhà nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Có những khía cạnh của đời sống gia đình biến đổi theo xu hướng tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam. Mặt khác một vài sự biến đổi sẽ làm chậm lại sự phát triển theo hướng tiến bộ và phù hợp xã hội của chính bản thân gia đình.
Xu thế phát triển hiện nay của gia đình Việt Nam là lành mạnh, phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Những biểu hiện lệch lạc, những hình thức mới của cơ cấu quy mô và các quan hệ gia đình trong những năm gần đây là những yếu tố biến động của tính bền vững cơ bản của gia đình trong quá trình thích ứng với những thay đổi xã hội. Những hình thức gia đình mới có thể không nhất thiết là tiến bộ hơn, nhưng nó đáp ứng những đòi hỏi và nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Hình thức gia đình mới không xoá bỏ gia đình truyền thống nhưng nó làm cho hình thức gia đình cũ vốn là khuôn mẫu và chuẩn mực phổ biến trong xã hội nông nghiệp, nay chỉ còn là một trong nhiều hình thức phong phú khác của gia đình trong xã hội công nghiệp. Điều đó thể hiện tính liên tục và tất yếu của sự biến đổi gia đình diễn ra trong xã hội Việt nam hiện nay.
Một trong những quá trình quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến đổi của các chức năng, cơ cấu, quan hệ gia đình và hệ thống những giá trị văn hoá gia đình là xu hướng cá nhân hoá hiện nay. Những quan hệ riêng tư đặc biệt của gia đình như quan hệ hôn nhân, tình yêu đang dần dần
tượng trên là sự giảm sút vai trò của các tổ chức tập thể và các cộng đồng xã hội dân sự, đồng thời với sự độc lập khép kín của cuộc sống tình cảm gia đình đã buộc mỗi cá nhân và gia đình phải chủ động và độc lập xử lý các quan hệ căng thẳng và những xung đột của mình. Từ đây, cần nhìn nhận và đánh gía tác động và sự hỗ trợ của xã hội nói chung(bao gồm dư luận xã hội, pháp luật,các tổ chức đoàn thể) và các cộng đồng xã hội dân sự đối với gia đình phải được tăng cường đến mức nào để giúp gia đình xử lý tốt các mâu thuẫn của mình, làm tròn trách nhiệm với xã hội.
Gia đình Việt Nam mới không theo những mô thức cũ của gia đình truyền thống, càng không lặp lại những khuôn mẫu của gia đình các nước phương Tây. Đó phải là gia đình mang những đặc thù của xã hội Việt nam trong thời kỳ mới, đồng thời có phát huy, gìn giữ được những nét đẹp của gia đình truyền thống. Trong xã hội Việt nam truyền thống, khuôn phép nho giáo với nguyên tắc coi trọng nam quyền, đề cao tôn ti trật tự trên dưới, không chấp nhận bình đẳng nam nữ đã không có vị trí cho cá nhân và các tổ chức tự do tự nguyện. Thiết chế xã hội lúc đó chỉ nhấn mạnh vai trò của gia đình và nhà nước. Cách thức tổ chức gia đình như vậy suốt một thời gian dài hạn chế quyền dân chủ và sự mở mang giao lưu của các thành viên.
Những nét đẹp của gia đình truyền thống như mối liên hệ mật thiết lâu đời và mật thiết của anh em nội ngoại họ hàng, lòng chung thuỷ, sự hoà thuận, tình nghĩa vợ chồng, sự hy sinh cho con cái, lòng kính trọng và biết ơn ông bà, bố mẹ, truyền thống tôn trọng và yêu kính người cao tuổi, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cùng họ hàng, làng xóm, khối phố…cần được bảo lưu và gìn giữ trong chuẩn mực gia đình mới.
Thông qua nhận thức về lòng Hiếu thảo trong gia đình hiện nay, thanh niên có những thái độ ứng xử, hành vi chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình và các hoạt động thờ cúng tổ tiên phù hợp với những nhận thức của họ. Tuy nhiên, đối với các nhóm thanh niên thuộc các ngành nghề, lứa tuổi, số thế hệ chung sống trong gia đình, quy mô gia đình và giới tính thì họ cũng có những nhận thức và hành vi khác nhau trong việc thể hiện lòng Hiếu thảo của mình.
Tóm lại, những nội dung của giả thuyết đặt ra đã được Luận văn phân tích, lý giải mình chứng và khẳng định là đúng, cả trong lý luận và thực tiễn.
Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về nhận thức và hành vi biểu hiện của thanh niên về lòng Hiếu thảo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn đề xuất một số khuyến nghị như sau:
1. Cần khẳng định lòng Hiếu thảo là một giá trị tốt đẹp trong đời sống gia đình truyền thống. Đó là một giá trị nhân văn phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục và tinh thần hướng thiện của người Việt Nam. Do đó, cần bảo lưu và tôn vinh giá trị này để trao truyền cho các thế hệ người Việt. 2. Trong giai đoạn hiện nay, đạo đức gia đình có những biến chuyển theo hướng tiêu cực, một mặt do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, một mặt do sự buông lỏng về giáo dục của cha mẹ với con cháu, không kịp thời phát hiện và uốn nắn những hành vi không đúng chuẩn mực của thanh niên. Vì vậy, đối với gia đình, ông bà cha mẹ cần phải chú trọng giáo dục lòng Hiếu thảo và làm gương cho con cháu bằng việc răn dạy điều hay lẽ phải và các hành vi hàng ngày để con cháu làm theo.
3. Cần phải tăng cường giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ trong nhà trường và ở cộng đồng bằng việc đưa nội dung giáo dục những giá trị gia đình vào nội dung giảng dạy. Nhà trường nên chú trọng vào các kiến thức sát với thực tế thanh niên, đưa họ vào tiếp xúc một cách tự nhiên với các giá trị chuẩn mực tốt đẹp. Bên cạnh đó, các mô hình ngoại khóa, kết hợp với những bài học đạo đức sâu sắc thông qua các tiểu phẩm sẽ giúp thanh niên nhận thức rõ ràng hơn nữa về lòng Hiếu thảo. Các tổ chức như Đoàn Thanh niên, hội sinh viên…cũng nên đổi mới các mô hình hoạt động để lôi kéo hơn nữa sự tham gia của thanh niên nhằm giúp họ nhận thức trong việc phát huy các giá trị tốt đẹp của đời sống gia đình, trong đó có nội dung giá trị Hiếu thảo.
4. Tiếp tục nâng cao hiểu biết của người dân về xây dựng con người mới và sự phát triển nhân cách con người mới thông qua Hiến pháp, luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới…Điều này sẽ giúp cho thanh niên nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về các giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời đây là cơ sở để hình thành và phát triển các giá trị, chuẩn mực mới. 5. Các phương tiện truyền thông đại chúng cần tuyên truyền nhiều hơn tới thế hệ trẻ về các tấm gương Hiếu thảo nhằm khuyến khích việc thực hiện những hành vi và biểu hiện tốt đẹp của lòng Hiếu thảo. Bên cạnh đó, phê phán những hành vi bất hiếu, mất nhân cách để hướng sự quan tâm và kiểm soát xã hội vào việc xây dựng những nội dung tốt đẹp của lòng Hiếu thảo như một giá trị nhân văn tốt đẹp nhất trong đời sống gia đình Việt Nam .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1 Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư về xây
dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 2005,Nxb Chính
trị, tr. 5-6.
2 Ban Chấp hành TW Đảng, Nghị quyết số 47 Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính
sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, 2005, Nxb Chính trị, tr. 2-4.
3 Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 33 và 75
4 Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 57.
5 Báo cáo tổng kết 10 năm và phương hướng phát triển trong 10 năm tới của xã
Xuân Đỉnh, UBND xã Xuân Đỉnh, 2010, tr.3
6 C.Mác và Ph. Angghen (2002), Toàn Tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ, 2011,
Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 5.
8 Đặng Vũ Cảnh Linh (2008), Một số chỉ báo về định hướng giá trị của sinh viên
các trường đại học hiện nay, Tạp chí Tâm lý học, 2008
9 Đỗ Ngọc Hà (1991), Những định hướng giá trị trong đời sống gia đình, Kỷ yếu