Thái độ ứng xử trong gia đình hiện đại

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 69)

Biểu đồ 2-14 cho thấy thái độ ứng xử của các thành viên trong gia đình không có nhiều sự khác biệt khi so sánh giữa hai loại mô hình gia đình truyền thống và hiện đại. Có tới 74% số người được hỏi không đồng ý với thái độ không nhất thiết phải nghe lời lễ phép và kính trọng ông bà, cha mẹ. Số liệu này thu được với gia đình truyền thống là 93% số người được hỏi tán thành. Chỉ có 7% số người được hỏi cho rằng không nhất thiết phải nghe lời lễ phép và kính trọng ông bà, cha mẹ. Như vậy có thể thấy hầu hết thanh niên đều có nhận thức rằng đây là giá trị quan trọng và cần tuân thủ đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Biểu đồ 2-13. Tiêu chí Không nhất thiết phải nghe lời, lễ phép và kính trọng ông bà, cha mẹ (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi khi có 7% số người được hỏi đi ngược lại quan niệm của số đông. Điều này cho thấy xu hướng tự do cá nhân “sống cho mình” của các thành viên trong gia đình đã bắt đầu được đề cao và có tác dụng điều phối hành vi ứng xử của thanh niên vùng ven đô. Cho đến nay trong nhiều gia đình, các thành viên có thể tự do hơn trong việc thể hiện chính kiến của mình:“nhiều khi mình chả nghe lời khuyên của ông bà già ở nhà đâu, vì các cụ bây giờ có theo kịp mình đâu. Bao nhiêu công việc hay các thứ khác xa với thế hệ các cụ, mà các cụ cứ mang kinh nghiệm của các cụ ra để áp dụng vào. Mình phải giả vờ vâng dạ rồi cứ tự tiến hành đấy chứ. Mình phải có chính kiến và thể hiện nó chứ, vì bây giờ

sống cho chính mình trước đã” (Nữ, 18 tuổi, thôn Cáo Đỉnh, sinh viên, đại

học). Trong khi đó, mặc dù vẫn thuộc khu vực nông thôn, ven đô là nơi tiếp thu nhanh nhất lối sống đô thị với đặc trưng ít sự kiểm soát của dư luận xã hội, ít tính cộng đồng. Quan hệ cư trú, ứng xử ở vùng ven đô chịu ảnh hưởng của kết cấu gia đình - đường phố - xã hội thay vì gia đình-họ hàng- cộng đồng. Vì vậy, một số thanh niên vùng ven đô phần nào thiên về hướng coi trọng quyết định cá nhân và gia đình nhỏ/gia đình hạt nhân là điều dễ hiểu.

Biểu đồ 2-14. Tương quan giữa nhóm tuổi với tiêu chí Không nhất thiết phải nghe nghe lời ông bà cha mẹ (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Nhận thức về tiêu chí Không nhất thiết phải nghe lời ông bà, cha mẹ có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Theo số liệu khảo sát, mức độ tán thành của tiêu chí này dịch chuyển theo hướng giảm dần theo các nhóm tuổi: nhóm tuổi từ 16 đến 18 chiếm tỷ lệ cao nhất với 80,6%; tiếp theo nhóm tuổi từ 23 đến 25 tuổi và nhóm từ 19 đến 22 tuổi lần lượt là 77,1% và 76,7%; nhóm tuổi từ 26 đến 30 tuổi chiểm tỷ lệ thấp nhất với 59,6% số người được khảo sát( xem biểu đồ 2-15). Theo chu kỳ đời người, từ 15, 16 đến 18 tuổi là giai đoạn phát triển có nhiều thay đổi về mặt tính cách và tình cảm, do đây là quá trình chuyển tiếp từ trẻ em để thành người lớn nên suy nghĩ chưa được thấu đáo và có phần bốc đồng. Do đó, nhiều thanh niên thích làm theo ý mình hoặc theo lời khuyên của bạn bè, đôi lúc sao nhãng việc tiếp thu ý kiến từ cha mẹ. Ngược lại, với nhóm tuổi từ 26 đến 30, hầu hết thanh niên ở độ tuổi này đều đã trưởng thành và họ cũng có kinh nghiệm để biết chọn lựa những ý kiến nào hợp lý và chưa hợp lý từ phía người cao tuổi trong gia đình để họ thực hiện hoặc bỏ qua. Điều này còn cho thấy sự chủ động đề cao, cá nhân hóa của mỗi thành viên trong gia đình

Qua phân tích về: i) nhận thức về hành động thể hiện lòng Hiếu thảo; ii) nhận thức về việc thờ cúng tổ tiên và iii)nhận thức về thái độ ứng

xử của thanh niên đối với GĐTT và GĐHĐ, chúng tôi thấy nổi lên một vài

vấn đề như sau:

Thái độ kính trọng và chăm sóc người cao tuổi vẫn được các thế hệ bảo

lưu và gìn giữ: Nhìn chung, các nhóm tuổi thuộc tầng lớp thanh niên ở Xuân Đỉnh vẫn giữ được sự kính trọng đối với cha mẹ già, người cao

tuổi. Con cái tỏ ra có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già khi các cụ không có khả năng tự nuôi mình.

Những giá trị truyền thống tỏ ra vẫn có sức nặng đáng kể, đặc biệt thể

hiện ở thái độ đề cao những giá trị về lòng Hiếu thảo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có khoảng cách khá xa với những kỳ vọng xuất phát từ các chuẩn mực truyền thống.Tính liên tục và biến đổi linh hoạt theo thời

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 69)