đình truyền thống
Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ người tán thành những việc như chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau và khi cha mẹ về già, giúp đỡ anh chị em trong gia đình khi gặp khó khăn rất cao, lần lượt với tỷ lệ là 89,8% và 78,1% số người được hỏi. Trong khi đó, chỉ 9,8% và 18,1% tán thành một phần về tiêu chí chăm sóc ông bà cha mẹ và giúp đỡ anh chị em. Số người không tán thành hành vi này chiếm tỷ lệ rất thấp (0,28 % và 0,51%), cho thấy nó được đánh giá rất cao trong xếp hạng giá trị của GĐTT.
Biểu đồ 2-1. Tiêu chí chăm sóc ông bà cha mẹ và giúp đỡ anh chị em (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012
Trong gia đình truyền thống, nam giới và người tộc trưởng được coi trọng và đề cao. Do đó việc có con trai để nối dõi tông đường là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu người phụ nữ không sinh được con trai thì thường bị mọi người trong gia đình và hàng xóm không coi trọng. Theo số liệu khảo sát, có 38,1 % số người được hỏi tán thành một phần việc phải có con trai
để nối dõi; 32,1% số người được hỏi không tán thành; có 25,1% số người được hỏi tán thành và chỉ có 4,7% số người được hỏi phân vân khó nói.
Biểu đồ 2-2: Tương quan giữa nhóm tuổi với tiêu chí chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm và khi về già (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012
Xem xét mối tương quan giữa các nhóm tuổi và mức độ tán thành về tiêu chí chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm và khi về già của nhóm đối tượng được khảo sát chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 19 - 22 tuổi có tỷ lệ tán thành cao nhất ở nhóm tuổi từ 26 - 30 với 94,2%; Tiếp đến là nhóm tuổi từ 19-22 có 81,4% số người được khảo sát. Thạnh niên trong độ tuổi từ 16 - 22 tuổi thường dành phần lớn thời gian cho học tập và giải trí, cha mẹ của họ có tuổi đời tương đối trẻ, sức khỏe cũng ổn định nên nhu cầu chăm sóc người lớn tuổi chưa đặt ra với họ. Còn thanh niện trong độ tuổi từ 23 - 30 phần lớn đã bắt đầu lập nghiệp, đã có gia đình và có người đã trở thành cha mẹ. Cũng như câu ngạn ngữ “có con
mới hiểu lòng cha mẹ”, việc thấu hiểu và cảm thông với cha mẹ sẽ nâng cao tinh thần tự giác chăm sóc ông bà cha mẹ hơn ở nhóm tuổi này.
Biểu đồ 2-3: Tương quan giữa trình độ học vấn với tiêu chí giúp đỡ anh chị em khi gặp khó khăn (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012
Số liệu khảo sát cho thấy thanh niên có học vấn càng cao, mức độ tán thành về tiêu chí giúp đỡ anh chị em khi gặp khó khăn càng cao. Sự khác biệt giữa kết quả tán thành như sau: mức học vấn Đại học/trên đại học đạt cao nhất với 82,4%; Trung cấp cao đẳng là 81,3%; Trung học phổ thông ở mức 76,6%; trung học cơ sở: 57,1% và thấp nhất là mức tiểu học/mù chữ với 0%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của quá trình giáo dục trong việc nâng cao nhận thức cho thanh niên về các giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình.
Biểu đồ 2-4. Tiêu chí Phải có con trai để nối dõi tông đường (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012
Theo số liệu trên, ta có thể thấy việc có con trai để nối dõi tông đường vẫn là một nhiệm vụ cần thiết và được coi trọng. Tuy nhiên, nhận thức của thanh niên tại Xuân Đỉnh về tiêu chí này trong GĐTT vẫn có sự khác biệt. Chỉ có 25,1% số người được hỏi tán thành việc phải có con trai để nối dõi tông đường. Điều này cho thấy việc tuyên truyền luật Bình đẳng giới đã có tác dụng đáng kể trong việc xóa bỏ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” cho thanh niên. Nhận thức về bình đẳng giữa nam và nữ, không còn quá coi trọng con trai đã chi phối đến lựa chọn này của thanh niên: “Trong gia đình truyền thống thì phải có con trai chứ, nếu không có thì thấy nhục với hàng xóm lắm, bị chê là không biết đẻ, đi ăn cỗ có khi bị trêu là phải ngồi mâm dưới, không được góp ý vào những việc quan trọng, ý kiến thì không được coi trọng, khi mình chết không có ai hương khói và tài sản sẽ
Bảng 2-3. Tương quan giữa giới tính và tiêu chí Phải có con trai nối dõi tông đường (tỷ lệ %) Giới tính Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói Tổng (%) Nam 31,3 41,7 22,6 4,3 100 Nữ 18,1 34,0 43,0 5,0 100
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012
Nhận thức về việc phải có con trai nối dõi tông đường được xem xét trong mối tương quan với giới tính thì cho thấy sự khác biệt. Nam giới tán thành tiêu chí này với tỷ lệ là 31,3% so với 18,1% từ nữ giới. Trái lại nữ giới không tán thành tiêu chí này cao gần gấp đôi so với nam giới: 43% so với 22,6% số người được hỏi. Điều này cho thấy: i) nhận thức về bình đẳng nam nữ trong thanh niên hiện nay đã được nâng cao theo xu hướng “con nào cũng là con”, nhất là ở nữ giới; ii) cần tiếp tục tuyên truyền tư tưởng nam nữ bình quyền cho đối tượng nam, nhất là nam thanh niên.