Hành vi chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 78)

Hành vi chăm sóc người lớn tuổi trên các khía cạnh như: việc gửi tiền cho ông bà cha mẹ theo định kỳ và vào các dịp quan trọng; chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau và dành thời gian hàng ngày cho ông bà cha mẹ; mua quà bánh biếu ông và cha mẹ…là sự thể hiện lòng Hiếu thảo trong xã hội. Để xem xét sự thay đổi của hành vi này từ truyền thống sang hiện đại, chúng tôi đưa các khía cạnh này vào bảng khảo sát ý kiến.

Việc gửi tiền biếu ông bà cha mẹ theo định kỳ và vào những dịp quan trọng được coi là sự thể hiện trách nhiệm của con cháu trong gia đình. Bảng số liệu chi tiết dưới đây xem xét việc gửi tiền định kỳ cho cha mẹ trong tương quan với nghề nghiệp của người được hỏi:

Bảng 2-13. Tương quan giữa nghề nghiệp và tiêu chí Gửi tiền cho cha mẹ định kỳ (tỷ lệ %)

Nghề nghiệp

Gửi tiền cho cha mẹ định kỳ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng Học sinh 19,7 27,3 27,3 25,8 100,0 Sinh viên 25,6 34,9 30,2 9,3 100,0 Công chức/viên chức 27,8 47,2 16,7 8,3 100,0 Công nhân/thợ thủ công 38,5 38,5 0,0 23,1 100,0 Lao động tự do, làm thuê 35,7 32,1 17,9 14,3 100,0

Nông nghiệp 48,0 36,0 24,0 0,0 100,0

Kinh doanh buôn bán 30,4 43,5 13,0 13,0 100,0 Thất nghiệp/ở nhà nội trợ 20,0 60,0 20,0 0,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc lựa chọn mức độ thường xuyên gửi tiền cho cha mẹ với 48% số người được hỏi. Tiếp theo là nhóm công nhân/thợ thủ công với 38,5%; lao động tự do làm thuê là 35,7% và; kinh doanh buôn bán là 30,4% số người được hỏi. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm học sinh và nhóm thất nghiệp, ở nhà, nội trợ

với lần lượt là 19,7% và 20% số người được hỏi. Như vậy có thể thấy rõ là nhóm người có thu nhập thường xuyên gửi tiền cho cha mẹ hơn nhóm không có thu nhập.

Yếu tố ngành nghề có ảnh hưởng khá rõ trong việc lựa chọn tiêu chí gửi tiền cho cha mẹ. Tỷ lệ lựa chọn cao nhất thuộc về Nhóm công chức/viên chức với 47,2% tổng số trả lời. Tỷ lệ tiếp theo lần lượt là nhóm thất nghiệp/ở nhà nội trợ 40%; Nhóm lao động/làm thuê 39,3%; nhóm công nhân/thợ thủ công là 38,5% và; nhóm sinh viên là 37,2% số người được hỏi. Đáng chú ý là tại nhóm nghề nông nghiệp không có người nào lựa chọn mức độ này do họ thường sống cùng bố mẹ. Một số người sống gần bố mẹ thì thường đưa tiền trực tiếp cho bố mẹ khi cần giải quyết một công việc cấp bách nào đó.

Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau và việc dành thời gian hàng ngày cho ông bà cha mẹ được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu. Tuy nhiên, có mối tương quan giữa số thế hệ trong gia đình với những hành vi chăm sóc và thăm hỏi ông bà cha mẹ, số liệu chi tiết bảng dưới đây cho thấy điều đó:

Bảng 2-14. Tương quan giữa số thế hệ và tiêu chí chăm sóc, dành thời gian cho ông bà, cha mẹ (tỷ lệ %)

Tiêu chí Số thế hệ Thường xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi

Không bao giờ Tổng (%) Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau Một thế hệ 40,0 40,0 20,0 0,0 100,0 Hai thế hệ 72,9 20,3 5,3 1,5 100,0 Ba thế hệ trở lên 68,8 29,9 1,3 0,0 100,0

Tiêu chí Số thế hệ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng (%) Thăm hỏi và dành thời gian hàng ngày cho cha mẹ Một thế hệ 40,0 40,0 20,0 0,0 100,0 Hai thế hệ 48,9 44,4 5,3 1,5 100,0 Ba thế hệ trở lên 55,8 37,7 5,2 1,3 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Đối với tiêu chí “Thường xuyên chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau” và “Dành thời gian thăm hỏi hàng ngày cho ông bà cha mẹ”, mức độ lựa chọn tăng dần theo số thế hệ trong gia đình. Gia đình có từ 2 thế hệ trở lên lựa chọn hành vi chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau cao hơn cả với 72,9% số người được khảo sát. Tương tự, những gia đình càng có nhiều thế hệ sống chung, sự lựa chọn mức độ thường xuyên ở mức độ hàng ngày “dành thời gian cho ông bà cha mẹ” càng tăng. Cụ thể số liệu lựa chọn tiêu chí này ở gia đình một thế hệ là 40%; gia đình hai thế hệ là 48,9% và gia đình ba thế hệ trở lên là 55,8% số người được khảo sát. Qua phân tích số liệu, chúng tôi thấy rằng trong những gia đình có số thế hệ càng nhiều thì việc quan tâm và chăm sóc, dành thời gian của con cháu tới ông bà cha mẹ càng được chú trọng.

Biếu quà là một hành động đẹp và làm vừa lòng với những người được nhận quà, nhất là người cao tuổi. Đối với ông bà cha mẹ, được con cháu biếu quà thì càng quý vì điều này thể hiện sự quan tâm trực tiếp của con cháu tới họ.

Bảng 2-15. Tương quan độ tuổi và tiêu chí mua quà biếu (tỷ lệ %)

Tiêu chí Độ tuổi Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ Tổng (%) Mua quà biếu ông bà, cha mẹ Từ 16 - 18 31,9 45,8 13,9 8,3 100,0 Từ 19 - 22 34,9 41,9 23,3 0,0 100,0 Từ 23 - 25 35,4 56,3 6,3 2,1 100,0 Từ 26- 30 40,4 50,0 7,7 1,9 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)