Nhận thức về việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình hiện đại

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 65)

Trong gia đình hiện đại, việc thờ cúng tổ tiên hiện nay vẫn được coi trọng. Có 46% số người được hỏi lựa chọn không tán thành. 38,6% người được hỏi tán thành một phần; 13,5% tán thành và chỉ có 1,9% số người được hỏi khó nói đối với tiêu chí Không chú trọng việc thờ cúng tổ tiên.

Biểu đồ 2-11. Tiêu chí “Không cần chú trọng vào việc thờ cúng tổ tiên” và “Không nhất thiết tham gia vào việc của dòng họ, cộng đồng” (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Điều này cho thấy đã có sự phân hóa đáng kể trong nhóm thanh niên được khảo sát. Mặc dù nhận thức về việc thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại phổ biến, nhưng suy nghĩ về cách thể hiện đã có sự khác biệt trong các nhóm nghề nghiệp. Khi được hỏi, một số người đã giải thích rằng, thờ cúng tổ tiên là việc làm được coi trọng, nhưng không nhất thiết là họ phải làm trong gia đình riêng của mình, vì đã có người thứ bậc trên (Cha mẹ hoặc anh chị của mình) đảm nhận. Một số người cho rằng đó là “lễ nghĩa” chứ không hẳn là thực lòng.Theo họ, cách tốt nhất để thể hiện lòng yêu quý người trên

là chăm sóc khi còn sống. Số liệu cuộc khảo sát “Định hướng giá trị của

sinh viên các trường đại học hiện nay” của Đặng Vũ cảnh Linh và cộng sự

cũng cho thấy ý nghĩa tương tự. Giá trị “lòng Hiếu thảo” được xếp thứ 2 trong bảng giá trị được coi trọng, nhưng lại đứng thứ 11 trong bảng giá trị cần thiết, trong tổng số 24 giá trị được nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy thanh niên vẫn coi trọng việc thờ cúng cha mẹ, nhưng không phải ai cũng cho rằng việc này là cần thiết đối với mình.

Xuân Đỉnh là một xã vùng ven đô, nên những công việc như giỗ tổ họ, hội làng vẫn được duy trì và phát triển trong thời gian gần đây. Việc tham gia đầy đủ các việc của dòng họ vẫn là một mối ràng buộc trong quan hệ của cá nhân với cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt trong lựa chọn tham gia công việc dòng họ. Bảng 2-9 thể hiện chi tiết điều nói trên: Trong bảng 2-9, lựa chọn tán thành được nhóm thanh niên có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm khác, bao gồm công nhân/thợ thủ công 23,1% ; công chức/viên chức 19.4% và sinh viên 18,6% số người được hỏi. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm học sinh với 6,1%; Đặc biệt, nhóm thất nghiệp, nội trợ gia đình hoàn toàn không đồng ý với lựa chọn không nhất thiết tham gia đầy đủ việc dòng họ.

Tán thành một phần được nhóm nghề nghiệp kinh doanh buôn bán lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là 69,6% số người được hỏi. Tiếp theo là nhóm nghề nghiệp công nhân/thợ thủ công chiếm 53,8%. Trong khi đó không có đối tượng làm nông nghiệp nào đồng ý tiêu chí này. Số người khẳng định việc cần thiết tham gia việc dòng họ chiếm tỷ lệ khá cao ở nhóm người làm nông nghiệp với 100%, tiếp theo là nhóm thất nghiệp, ở nhà nội trợ với 80%; nhóm công nhân/thợ thủ công có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất với 15,4% số người được khảo sát.

Bảng 2-9. Tương quan nghề nghiệp với tiêu chí Không nhất thiết phải tham gia đầy đủ vào các công việc của dòng họ và cộng đồng (tỷ lệ %)

Nghề nghiệp của người khảo sát Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói Tổng (%) Học sinh 6,1 50,0 36,4 7,6 100,0 Sinh viên 18,6 46,5 32,6 2,3 100,0 Công chức/viên chức 19,4 50,0 27,8 2,8 100,0 Công nhân/thợ thủ công 23,1 53,8 15,4 7,7 100,0 Lao động/làm thuê 10,7 50,0 35,7 3,6 100,0

Nông nghiệp 0 0 100 0 100,0

Kinh doanh buôn bán 8,7 69,6 21,7 0 100,0 Thất nghiệp/ở nhà nội trợ 0 20,0 80,0 0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Cũng như quan niệm về thờ cúng tổ tiên,suy nghĩ về thể hiện lòng Hiếu thảo qua tham gia các hoạt động dòng họ cũng có sự khác biệt khi phân loại thanh niên được hỏi theo các nhóm nghề nghiệp và độ tuổi. Điều này có thể lý giải bởi nhịp sống ngày một bận rộn hơn, áp lực kiếm tiền, nhiều vấn đề khác cần quan tâm…Bên cạnh đó, cha mẹ trong gia đình vẫn là người đại diện để tham dự những công việc của dòng họ và cộng đồng nên thanh niên sẽ có ít thời gian hơn dành cho việc tham gia vào các công việc của dòng họ và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn có người không bao giờ bỏ qua những dịp giỗ, lễ tết quan trọng:“bây giờ mình đi làm cả ngày, phải kiếm tiền cho cái gia đình nhỏ chứ. Bao nhiêu thứ phải lo nên những việc của dòng họ, hội hè mình cũng nhờ ông bà ở nhà về thông tin lại. Mình biết

phải ưu tiên phát triển kinh tế trước. Nhưng mình không bao giờ bỏ qua những dịp quan trọng như giỗ tổ họ, hội làng cũng nghỉ một ngày làm để ở

nhà đi xem” (Nam, 26 tuổi, Cáo Đỉnh, công nhân, trình độ cao đẳng).

Có sự khác biệt trong những người được khảo sát trong tương quan với trình độ học vấn ( Xem biểu đồ 2-13). Tỷ lệ đồng ý tiêu chí “Không nhất thiết tham gia công việc dòng họ” tăng dần theo trình độ học vấn của người được hỏi. 100% người thuộc nhóm thanh niên không biết chữ/tiểu học lựa chọn mức độ không tán thành; nhóm trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 14,3%; nhóm trung học phổ thông là 30,8%; nhóm trung cấp/cao đẳng là 34,4%. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm trình độ đại học/trên đại học với 35,5% số người được hỏi. Qua số liệu trên cho thấy, với những người có trình độ học vấn càng cao thì mức độ không tán thành tiêu chí này càng cao, nghĩa là họ cho rằng cần tham gia vào hoạt động này. Điều này có thể là do nhận thức của nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao tốt hơn, nhờ vậy họ cũng rất ý thức được việc tham gia vào công việc hệ trọng của dòng họ và coi đó là nơi thắt chặt, gắn kết các thành viên trong dòng họ với nhau.

Biểu đồ 2-12. Tương quan giữa trình độ học vấn với tiêu chí Không nhất thiết tham gia việc họ (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 65)