0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nhận thức về việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VÙNG VEN ĐÔ VỀ CHỮ HIẾU TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ XUÂN ĐỈNH, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI (Trang 52 -52 )

Thờ cúng tổ tiên luôn được coi trọng trong xã hội Việt Nam bất kể trong thời kỳ nào. 64,7% số người được hỏi lựa chọn với tiêu chí tán thành phải chú trọng vào việc thờ cúng tổ tiên; có 33% số người được hỏi tán thành một phần và chỉ 0,5% số người được hỏi không tán thành với tiêu chí này. Điều này cho thấy hầu hết số người được hỏi đều quan tâm đến việc chú trọng thờ cúng tổ tiên: “Phải có ông bà, cụ kỵ mình thì mới có mình được chứ. Do đó, phải tưởng nhớ đến ông bà mình chứ. Ngoài ra, đây là việc cần chú trọng vì mình như vậy con cháu mình nhìn vào, sẽ bắt chước và học hỏi theo. Nhà cửa, đất đai các cụ để cho con cháu bán xây

nhà, có tiền gửi ngân hàng…thì việc thờ cúng các cụ cũng là một lẽ biết ơn…” (Nam, 27 tuổi, thôn Nhang, kinh doanh buôn bán, trung học phổ thông).

Biểu đồ 2-5. Tỷ lệ lựa chọn tiêu chí về việc thờ cúng tổ tiên (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Trong gia đình truyền thống, việc tham gia đầy đủ vào các công việc của dòng họ và cộng đồng là một điều rất quan trọng. Đây là tiêu chí để đánh giá mức độ gắn kết của cá nhân với dòng họ và đó còn là sự thừa nhận dòng họ, cộng đồng đối với những thành viên của mình. Quyền lợi của cá nhân gắn liền với lợi ích và quyền lợi của dòng họ mình. Do đó, có 44,7% số người được hỏi tán thành với tiêu chí này. Có 46,5% số người được hỏi lựa chọn tán thành một phần có thể do những yếu tố như: là nữ giới hoặc bận đi làm ăn xa…chi phối. Chỉ có 7% số người được hỏi là không tán thành với việc phải tham gia đầy đủ các công việc của dòng họ và của cộng đồng.

Thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng vì đây là tín ngưỡng chủ đạo của người Việt Nam. Xem xét mối tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí coi trọng thờ cúng tổ tiên cho thấy sự khác biệt trong nhận thức của nhóm đối tượng nghiên cứu. Hầu hết người được hỏi đều cho rằng nên coi trọng vấn đề này.

Bảng 2-4. Tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí Coi trọng việc thờ cúng tổ tiên (tỷ lệ %) Nghề nghiệp Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói Tổng (%) Học sinh 65,2 33,3 0 1,5 100 Sinh viên 62,8 34,9 0 2,3 100 Công chức/viên chức 66,7 33,3 0 0 100

Công nhân/thợ thủ công 76,9 15,4 7,7 0 100 Lao động tự do/làm thuê 75 21,4 0 3,6 100

Nông nghiệp 100 0 0 0 100

Kinh doanh buôn bán 39,1 56,5 0 4,3 100

Thất nghiệp/ở nhà nội trợ.. 80 20 0 0 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Nhóm nghề nông nghiệp có tỷ lệ tán thành cao nhất là 100% số người được hỏi, tiếp theo là nhóm thất nghiệp/ở nhà nội trợ; công nhân/thợ thủ công và lao động tự do, làm thuê lần lượt có tỷ lệ là 80%; 76,9% và 75% số người được hỏi. Đối với nhóm học sinh (tỷ lệ 65,2%); sinh viên (tỷ lệ 62,8%); công nhân/viên chức (tỷ lệ 66,7%), mức độ tán thành tương đương nhau. Nhóm kinh doanh buôn bán chiếm tỷ lệ thấp nhất với 39,1% số người được hỏi. Nhìn chung,hầu hết các nhóm nghề nghiệp đều có tỷ lệ

đồng tình với suy nghĩ coi trọng việc thờ cúng tổ tiên.Các nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ trả lời thấp hơn đều có thể do bị áp lực thời gian. Chẳng hạn, với nhóm làm kinh doanh, thời gian thường không cố định và bận rộn nên họ thường đơn giản hóa các thủ tục thờ cúng tổ tiên vì thời gian eo hẹp.

Bảng 2-5. Tương quan giữa Giới tính với Tiêu chí tham gia đầy đủ vào công việc của dòng họ và cộng đồng (tỷ lệ %) Giới tính Tán thành Tán thành một phần Không tán thành Khó nói Tổng (%) Nam 48,7 42,6 5,2% 3,5 100 Nữ 40,0 51,0 9,0 0 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Nam giới trong gia đình truyền thống rất coi trọng việc tham gia đầy đủ vào các công việc của dòng họ và cộng đồng. Tuy nhiên, nam giới thường đại diện cho gia đình tham gia vào các công việc này. Do đó, tỷ lệ nam giới lựa chọn nhận định tán thành cao hơn nữ giới (48,7% so với 40% số người được hỏi). Tuy nhiên, theo thông lệ, nam giới thường tham gia việc dòng họ hơn nữ nên tỷ lệ nam tán thành tiêu chí này cũng cao hơn. Việc tham gia hoạt động này còn được quan tâm do chỗ nó thường là mục tiêu của sự kiểm soát phi chính thức thông qua dư luận xã hội trong dòng họ: “Ngày trước thì đi ăn cỗ ở đâu hoặc có việc gì ở trong họ đều một tay đàn ông trong nhà đi hết đấy chứ. Đàn bà con gái nếu tham gia vào thì thường là nấu nướng và dọn dẹp ở đằng sau thôi. Mọi người cũng hay để ý nhau kỹ lắm, nếu nhà nào mà thiếu người nào đều biết ngay và sẽ có phản ánh nếu không tham gia. Ở trong làng này trước đây mà không tham gia

dọn dẹp, làm cỗ thì có khi cả họ người ta dị nghị ấy chứ…” (Nữ, 45 tuổi, Nội trợ, thôn Cáo Đỉnh).

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VÙNG VEN ĐÔ VỀ CHỮ HIẾU TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ XUÂN ĐỈNH, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI (Trang 52 -52 )

×