Quá trình biến đổi của nhận thức về lòng Hiếu thảo trong gia

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 88)

đình

Nhận thức, thái độ và hành vi là ba giai đoạn của một chu trình khép kín trong quá trình biến đổi tư duy và hành động của mỗi người. Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người. Nhờ có Nhận thức, mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung quanh,cải tạo và phục vụ nhu cầu chính bản thân mình. Nghiên cứu quá trình biến đổi của nhận thức thanh niên ven đô về giá trị Hiếu thảo, chúng tôi xem xét qua các khía cạnh biến đổi của chu trình nhận thức như thái độ, suy nghĩ, hành vi của nhóm đối tượng được khảo sát sau đây.

3.1.1. Biến đổi nhận thức qua thái độ và cách ứng xử

Trong quá trình phát triển, mô hình gia đình truyền thống dần bị phá vỡ và được thay thế bằng mô hình gia đình hiện đại. Lòng Hiếu thảo là một giá trị xuyên suốt từ gia đình truyền thống tới gia đình hiện đại. Tuy nhiên, giá trị này cũng phải có sự biến đổi để phù hợp với tình hình kinh tế - xã

hội hiện nay.

Trước tiên, chúng tôi xem xét sự biến đổi nhận thức về sự Hiếu thảo của thanh niên qua thái độ và ứng xử của họ đối với các thành viên trong gia đình. Số liệu chi tiết được nêu trong bảng 3-1.

Nhìn chung, số người phản đối các tiêu chí 1, 2 và 3 chiếm tỷ lệ khá cao tương ứng là 43,7%, 53,0% và 34,4% cho thấy một số lượng dáng kể

thanh niên được hỏi vẫn muốn có thái độ ứng xử theo khuôn mẫu gia đình truyền thống. Tuy nhiên ở cả 4 tiêu chí, thái độ của người được hỏi đã có sự phân hóa đáng kể, thể hiện ở số người tán thành và tán thành một phần (xem bảng 3-1). Đáng chú ý có 20,5% trong tổng số đồng ý hoàn toàn với việc không còn kính trọng ông bà, cha mẹ. Đây là một con số đáng suy nghĩ vì có tới 1/5 số người được hỏi tán thành lựa chọn này. Đây có thể là khác biệt lớn nhất giữa hai thế hệ già (ông bà, cha mẹ) và thế hệ trẻ (con, cháu) và là điều kiện cho sự nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình.

Bảng 3-1. Tỷ lệ lựa chọn các tiêu chí biến đổi Lòng Hiếu thảo trong gia đình (tỷ lệ %)

STT

Các tiêu chí biến đổi thành Tán Tán thành một phần

Không tán thành

Khó nói 1. Con cháu không còn kính trọng ông

bà, cha mẹ do bạn và họ có nhiều sự khác biệt

20,5 32,6 43,7 3,3

2. Con cháu không nhất thiết phải nói năng lễ phép theo phong tục thưa gửi, chào, mời với cha mẹ (VD: có thể gọi là ông bô, bà bô….)

14,4 28,4 53,0 4,2

3. Con cháu không có trách nhiệm phải yêu thương và tôn trọng cha mẹ kể cả khi họ có hành vi không đúng (chửi, mắng, đánh..)

11,6 28,8 54,4 5,1

4. Con cháu có thể can ngăn cha mẹ khi họ làm điều không đúng (vi phạm pháp luật, chửi, mắng vôcớ…)

66,5 22,3 7,4 3,7

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Tiêu chí Con cháu không nhất thiết phải nói năng lễ phép theo phong tục thưa gửi, chào mời với ông bà cha mẹ cũng có 14,4% số thanh niên được khảo sát tán thành mức lựa chọn. Điều này cho thấy sự cởi mở hơn trong cung cách thưa gửi, không còn rập khuôn theo đúng chuẩn mực của gia đình truyền thống với ông bà cha mẹ: “bây giờ chúng em có thể gọi bố bà đại ka bố, đại tẩu mẹ, papa hoặc mama…bây giờ còn nhiều đứa gọi là ông bà già, hay ông bô, bà bô…thoải mái ở nhà mà cũng không bị la rầy. Bố mẹ chúng nó cũng chấp nhận cho chúng nó gọi như thế. Lâu rồi thì thành quen thôi. Nhiều khi văng tục chửi bậy trước mặt bố mẹ thì cũng là

chuyện bình thường ở huyện mà” (Nam, 17 tuổi, Cáo Đỉnh, học sinh).

Tiêu chí “Con cháu có thể can ngăn ông bà, cha mẹ…” được 66,5% số người được hỏi lựa chọn với mức độ thường xuyên. Điều này thể hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, góp ý và cũng thể hiện sự dân chủ, tôn trọng ý kiến của thế hệ trẻ đối với những hành động không đúng chuẩn mực của người lớn tuổi hơn. Đây là điều khác biệt hẳn so với thái độ ứng xử trong gia đình truyền thống, khi con cháu không được phản ứng với người lớn tuổi dù họ sai, dưới bất kỳ hình thức nào và nhất mực phải nghe lời. Việc bày tỏ quan điểm của thanh niên đối với cha mẹ cũng được các bậc cha mẹ quan tâm và tiếp thu: “bây giờ mình lớn rồi, có nhiều việc các cụ ở nhà suy nghĩ không được thoáng cho lắm, nhiều thứ cổ hủ rồi…mình là con cháu trong nhà thường xuyên phải góp ý đấy chứ, góp ý không phải trên góc độ hỗn láo mà trên tinh thần xây dựng để các cụ hiểu được và có thể giảm bớt

những việc không đáng có sẽ xảy ra” (Nam, 27 tuổi, Công chức, trình độ

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)