Thờ cúng tổ tiên và tham gia các công việc quan trọng trong gia

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 82)

Mức độ thường xuyên mua quà biếu ông bà cha mẹ tỉ lệ thuận với độ tuổi: từ 16 đến 18 tuổi chiếm tỷ lệ 31,9%; từ 19 đến 22 tuổi là 34,9%; từ 23 đến 25 tuổi là 35,4% và từ 26 đến 30 tuổi là 40,4%. Trên thực tế, nhóm thanh niên lớn tuổi thường có việc làm và thu nhập tương đối ổn định . Mặt khác những trải nghiệm về cuộc sống gia đình của lứa tuổi 26 đến 30 tuổi là phong phú hơn so với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi của người được khảo sát nên họ thường coi trọng và thực hiện nhiều hơn việc mua quà biếu ông bà cha mẹ khi có dịp.

2.4.3. Thờ cúng tổ tiên và tham gia các công việc quan trọng trong gia đình đình

Tại Xuân Đỉnh, các dấu ấn về truyền thống như lễ hội, giỗ tổ…trong cộng đồng làng xã vẫn còn đậm nét và việc tham gia hiếu hỉ của gia đình lớn và anh em ruột thịt vẫn được coi trọng. Tuy nhiên, đã thấy xuất hiện sự khác biệt giữa nhóm thanh niên thuộc các ngành nghề khác nhau trong việc tham gia vào các dịp hiếu hỉ ( xem bảng 2-16).

Bảng 2-16. Tương quan giữa nghề nghiệp và tiêu chí tham gia hiếu hỉ của gia đình lớn (tỷ lệ %)

Nghề nghiệp

Tham gia hiếu hỉ của gia đình lớn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng (%) Học sinh 59,1 36,4 4,5 0,0 100,0 Sinh viên 58,1 34,9 7,0 0,0 100,0 Công chức/viên chức 61,1 36,1 2,8 0,0 100,0 Công nhân/thợ thủ công 46,2 53,8 0,0 0,0 100,0 Lao động tự do, làm thuê 71,4 21,4 7,1 0,0 100,0

Nông nghiệp 100,0 0,0 0,0 0,0 100,0

Kinh doanh buôn bán 52,2 39,1 4,3 4,3 100,0 Thất nghiệp, ở nhà nội trợ 80,0 20,0 0,0 0,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp lựa chọn mức độ thường xuyên tham gia việc Hiếu hỉ với tỷ lệ cao nhất là 100% số người được hỏi; nhóm thất nghiệp, ở nhà nội trợ có 80% số người được hỏi lựa chọn; tiếp theo là lao động tự do làm thuê là 71,4%; công nhân/thợ thủ công và kinh doanh buôn bán tham gia ít nhất với 46,2% và 52,2% số người được hỏi. Thời gian dành cho hoạt động nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc tham gia vào các dịp hiếu hỉ của gia đình. Những người làm nông nghiệp, ở nhà nội trợ và lao động tự do làm thuê thường không bị eo hẹp, hoặc thường được chủ động về thời gian. Ngược lại, nhóm người như công nhân/thợ thủ công và kinh doanh buôn bán thì quỹ thời gian thường bị hạn chế bởi tính chất công việc nên mức độ tham gia không cao. Một điều đáng được chú ý là hầu hết số người được khảo sát đều phủ định việc không bao giờ tham gia vào các dịp hiếu hỉ của gia đình lớn (Chỉ có nhóm kinh doanh buôn bán khẳng định

lựa chọn này nhưng với tỷ lệ nhỏ với 4,3% số người khảo sát). Điều này cho thấy sự cố kết, ràng buộc về mặt tình cảm còn ở mức độ khá bền chặt của khuôn mẫu gia đình lớn/gia đình truyền thống.

Có sự khác biệt theo ngành nghề của người được hỏi trong việc tham gia vào các ngày quan trọng trong chính gia đình so với gia đình lớn hoặc gia đình anh chị em ruột. Trong nhóm ngành nghề công nhân/thợ thủ công, chỉ 46,2% số người thường xuyên tham gia giỗ chạp gia đình lên tới 85%, nhưng chỉ 46,2% tham dự trong gia đình lớn và gia đình anh chị em khác. Tỷ lệ tham gia thường xuyên của nhóm ngành nghề công chức/viên chức cũng tăng từ 61,1% lên 67% số người được hỏi. Những người thuộc nhóm ngành nghề này có thể vắng mặt vào một vài dịp hiếu hỉ của gia đình lớn do có thành viên khác trong gia đình thay thế. Tuy nhiên khi có công việc giỗ chạp tại chính gia đình mình thì họ đều phải sắp xếp thời gian để tham gia thường xuyên hơn.

Biểu đồ 2-15. Tương quan giữa nghề nghiệp và sự tham gia giỗ chạp (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Bên cạnh việc tham gia vào các dịp hiếu hỉ của gia đình, thì các dịp giỗ tổ và việc hệ trọng của dòng họ cũng được chú trọng và quan tâm. Sự tham gia cũng tăng lên theo số thế hệ trong gia đình. Người được khảo sát tham gia ở mức độ thường xuyên hơn theo mức tăng của quy mô thế hệtrong gia đình họ. Sự tham gia thường xuyên vào dịp hiếu hỉ theo số thế hệ một, hai và từ ba thế hệ trở lên tương ứng là 40% ; 44,4% và 48,1% số người được khảo sát. Có thể nhận thấy, trong những gia đình có nhiều thế hệ, việc nhắc nhở con cháu tham gia đầy đủ vào các dịp giỗ tổ, vào việc hệ trọng của dòng họ được những người lớn tuổi nhắc nhở, quan tâm và kiểm soát nhiều hơn. Điều này cũng tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận, thân gần với các thành viên trong dòng họ và giúp cho việc xây dựng và củng cố quan hệ huyết thống vốn được cộng đồng xã hội nông thôn xem là quan trọng và cần thiết trong gia đình và họ hàng trước đây.

Bảng 2-17. Tương quan giữa nhóm tuổi với tiêu chí tham gia giỗ tổ và các việc hệ trọng của dòng họ (tỷ lệ %) Nhóm tuổi Mức độ tham gia Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng (%) Tuổi từ 16 đến 18 54,2 34,7 8,3 2,8 100 Tuổi từ 19 đến 22 41,9 44,2 14,0 0,0 100 Tuổi từ 23 đến 25 35,4 60,4 4,2 0,0 100 Tuổi từ 26 đến 30 46,2 50,0 1,9 1,9 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt nhóm tuổi người được khảo sát trong việc tham gia vào giỗ tổ và việc hệ trọng của dòng họ. Nhóm tuổi từ 16 đến 18 có mức độ tham gia thường xuyên nhất hoạt động

này với tỷ lệ là 54,2%; Tỷ lệ này ở nhóm tuổi từ 26 đến 30 là 46,2%; từ 19 đến 22 tuổi là 41,9%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi từ 23 đến 25 với tỷ lệ là 35,4% số người được khảo sát (Xem bảng 2-17).

Có thể thấy, ở những người trong độ tuổi từ 16 đến 18, do có quỹ thời gian không hạn chế nên họ có thể bố trí tham gia thường xuyên nhất vào công việc của dòng họ. Ngược lại, những đối tượng trong nhóm tuổi từ 26 đến 30 tuổi, thường làm chủ một gia đình nhỏ nên việc tham gia là trách nhiệm và nghĩa vụ mang tính bắt buộc trong công đồng làng xã. Đối với nhóm tuổi từ 23 đến 25, hầu hết họ đều ưu tiên dành thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm ổn định đồng thời họ cũng không bị ràng buộc nhiều trách nhiệm phải tham gia vì đã có chủ hộ (bố hoặc mẹ) chịu trách nhiệm: “Mình bây giờ lấy vợ, sinh con rồi thì họ hàng ai có việc gì mời đều phải đi hết vì mình bây giờ đứng là chủ hộ mặc dù vẫn ở chung với ông bà. Còn em mình khoảng 24 tuổi, nó rảnh thì tham gia còn không thì ông bà ở nhà phải đi

chứ, vì ông bà đại diện cho cả gia đình này cơ mà” (Nam, 28 tuổi, Công

chức, thôn Đông)

Tiêu chí tham gia bàn luận về lòng Hiếu thảo với người thân trong gia đình và bạn bè cũng được xem xét trong mối tương quan với số lượng thế hệ trong gia đình người được khảo sát. Tại các gia đình có số thế hệ khác nhau, việc tham gia bàn luận về lòng Hiếu thảo ở mức độ thường xuyên tăng tỷ lệ thuận với số thế hệ trong gia đình: thanh niên trong gia đình một thế hệ lựa chọn mức độ thường xuyên là 20%; trong gia đình hai thế hệ, tỷ lệ này là 26,3% và với gia đình có ba thế hệ trở lên, tỷ lệ lên tới 39% số người được khảo sát.

Quá trình chuyển hoá của các giá trị gia đình từ khuôn mẫu truyền thống sang các khuôn mẫu mới hầu như chưa thể hoàn chỉnh bởi nhiều

nguyên nhân. Trước hết, việc chuyển đổi, lựa chọn và chấp nhận yếu tố mới còn cần nhiều thời gian. Tiếp đó, muốn có sự thay đổi hành vi, cần có sự biến chuyển về nhận thức và thái độ, và điều này cần sự giúp đỡ cũng như chịu sự tác động của các yếu tố kinh thế, văn hoá và thể chế, trong khi các yếu tố này chưa được quản lý từ phía nhà nước và cộng đồng. Các khuôn mẫu cũ chưa phải đã bị loại bỏ, trong khi cái mới chưa được định hình, gây khó khăn cho việc hình thành một chuẩn mực về giá trị gia đình hiện đại.

Những lề luật khô cứng trong cư xử giữa cha mẹ và con cái cũng không còn giữ nguyên như trước đây nữa. Quan hệ áp đặt một chiều đòi hỏi con cái chỉ biết vâng lời, tuân thủ. Sự sắp đặt của cha mẹ dường như vắng bóng hoặc chỉ xuất hiện hạn hữu ở một vài trường hợp gia đình còn nặng tính bảo thủ. Phần lớn những người làm cha mẹ thời nay đã biết tôn trọng con cái, lắng nghe ý kiến nguyện vọng và có trách nhiệm chu đáo với con cái hơn.

Qua những phân tích ở trên, chúng tôi thấy được rằng có sự khác biệt trong mức độ lựa chọn hành vi của nhóm thanh niên có thông số nhân khẩu học khác nhau. Những nhóm có nghề nghiệp khác nhau, lứa tuổi khác nhau, trình độ học vấn khác nhau…sẽ có sự lựa chọn mức độ đối với các tiêu chí biểu hiện hành vi lòng Hiếu thảo khác nhau. Điều này phù hợp với giả thuyết 2 “Có sự khác biệt về thái độ ứng xử và hành vi thể hiện giá trị, chuẩn mực của lòng Hiếu thảo giữa nhóm thanh niên” mà chúng tôi đã đưa ra. Những yếu tố nhân khẩu học này sẽ tác động đến nhận thức, hành vi của thanh niên tại Xuân Đỉnh.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LÒNG HIẾU THẢO

CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 82)