7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Hà Nội.
2. Chương trình KHCN 07 về “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Đặc biệt chương trình KC -08 “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” của Bộ KH & CN đã đầu tư cho các đề tài nghiên cứu:
- KC-08-12 “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung”.
- KC-08-14 “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng”.
- KC-08-15 “Nghiên cứu nhận dạng về lũ, dự báo, kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu cầu chung sống với lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long”.
- KC-08-01 “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam”.
- KC-08-01 “Nghiên cứu xác định nguyên nhân, sự phân bố lũ quét – lũ bùn đá nguy hiểm tại các tỉnh miền núi và kiến nghị các giải pháp phòng chống” – 2006, Chủ nhiệm đề tài GS.TS Nguyễn Trọng Yêm.
- KC-08-22 “ Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các biện pháp phòng chống”.
3. Cao Đăng Dư (1995), Nghiên cứu nguyên nhân hình thành lũ quét và các biện pháp phòng chống, Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước 1992 – 1995, lưu trữ tại Viện Khí tượng thủy văn, Hà Nội.
4.“Thiên tai lũ quét ở Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu, Dự án UNDP VIE/97/2002, GS.TS Ngô Đình Tuấn.
5.“Nghiên cứu dự báo nguy cơ các tai biến thiên nhiên (lũ lụt, trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá, xói lở bờ sông) lưu vực sông Hương và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại” – Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Lập Dân.
6. “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (MIKE 21C) vào đánh giá và dự báo phòng chống sạt lở bờ sông (miền Bắc, miền Trung, miền Nam)” – Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Hoàng Văn Huân.
7. “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung” – Chủ nhiệm đề tàiTS. Lê Trung Tuân.
1.3.3. Ở huyện Nam Đông – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Ở huyện Nam Đông hầu như chưa có công trình nào đề cập đến cụ thể các loại tai biến thiên nhiên. Ở Thừa Thiên Huế có một số công trình sau:
- Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã quan trắc vết lũ và khôi phục quá trình diễn thế lũ, đỉnh lũ nhằm xây dựng “Bản đồ mức độ ngập lụt và cao độ vết lũ lịch
sử tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ 1/50.000”: Dựa trên cơ sở đo đạc, khảo sát điều tra lũ lụt kết hợp với kết quả mô phỏng tình hình ngập lụt trận lũ lớn nhất đã xảy ra vào tháng XI/1999. Việc tính toán thủy văn xác định quá trình nhập lưu trên toàn hệ thống được lấy từ số liệu thực đo và kết quả mô hình toán thủy văn tổng hợp dòng chảy từ mưa LTANK. Mô hình thủy lực được chọn ở đây là mô hình KRSAL của cố PGS.TS Nguyễn Như Khuê, đây là mô hình đã được kiểm chứng và khá phù hợp với điều kiện của nước ta.
- Chi cục PCLB và QLĐĐ Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế
- Nguyễn Văn Cư và nnk (2001), Nghiên cứu xây dựng xêri bản đồ ngập lụt tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả đề tài, Sở KHCN & MT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội.
- Nguyễn Lập Dân (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung, trọng điểm cho hai lưu vực sông Hương và sông Thu Bồn. Trong báo cáo đã đánh giá tổng hợp các điều kiện, thành phần tự nhiên đối với lũ và ngập lụt lưu vực sông Hương. Trên cơ sở phân tích các thành phần tự nhiên cho thấy các thành phần chính của mặt đệm có quan hệ mật thiết với lũ lụt bao gồm: lớp phủ thực vật; đất và lớp phủ thổ nhưỡng; địa hình và hình thái lưu vực; hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên trên lưu vực; Mạng lưới quan trắc thủy văn, đặc điểm dòng chảy lũ. Đề tài đã xây dựng được “Bản đồ tiềm năng và cảnh báo một số loại hình thiên tai lũ lụt ở lưu vực sông Hương tỷ lệ 1: 100.000”
- Lê Mạnh Hùng (2005), Quy hoạch chỉnh trị ổn định sông Hương, trên cơ sở hiện trạng xói bồi sông Hương (đoạn từ sau đập Tả Trạch, Hữu Trạch đến đập Thảo Long, tác giả đã nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng và cơ chế xói bồi, biến hình lòng sông nhằm dự báo tốc độ và phạm vi xói lở. Từ đó đưa ra phương án chỉnh trị sông đáp ứng yêu cầu thoát lũ.
- Trương Đình Hùng và nnk (2001), Xây dựng bản đồ phân vùng ngập lụt và phương án cảnh báo nguy cơ ngập lụt hạ du sông Hương - Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo lưu trữ tại Đài KTTV Nam Trung bộ, Đà Nẵng.
- JICA – Viện Quy hoạch thủy lợi (2003), Nghiên cứu khả thi lưu vực sông Hương trong dự án “Nghiên cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc
tại nước CHXHCNVN”: Trên cơ sở số liệu khí tượng thủy văn và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai (năm 2020), dự án đã đưa ra các biện pháp công trình (xây dựng các công trình trị thủy trên sông) nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước đồng thời phòng chống lũ lụt.
- Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Thừa Thiên Huế với công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, Báo cáo tham luận nhân dịp 60 năm ngày truyền thống phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam, Hà Nội.
- ThS. Phạm Việt Tiến (2007), Đặc điểm mưa lũ, lũ lưu vực sông Hương và tính toán lũ thiết kế, lũ PMF công trình hồ chứa Tả Trạch tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường.
- Ngô Đình Tuấn (2001), Lũ lụt tỉnh Thừa Thiên Huế : Trên cơ sở phân tích đặc điểm lũ và ngập lụt trên lưu vực sông Hương đã đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.
- Nguyễn Việt, Đánh giá tổng hợp về hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí nghiên cứu và phát triển, Số 7(96), năm 2012.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở các nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, liên hệ các kiến thức khoa học, công nghệ, đề tài đã nêu lên các khái niệm về tai biến thiên nhiên, lũ lụt, hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới, lũ quét, trượt lở đất; tác động của tai biến thiên nhiên đến môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vận dụng các nội dung nêu trên có thể làm cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu về tai biến thiên nhiên cho một khu vực cụ thể, trong đó có huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1.Vị trí địa lý
Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế gần 50 km. Lãnh thổ được giới hạn bởi hệ tọa độ địa lý sau:
Điểm cực Bắc: 16o14’30”B (khu vực phía Truồi), giáp huyện Hương Thuỷ. Điểm cực Nam: 15o59’30”B (phía Đông núi Atine), giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Điểm cực Đông: 107o53’Đ (phía Đông Nam núi Bạch Mã), giáp huyện Phú Lộc. Điểm cực Tây: 107o30’30”Đ (thượng nguồn sông Hữu Trạch), giáp huyện A Lưới.
Địa bàn huyện là một thung lũng phía Đông dãy Trường Sơn, có chiều dài 37 km, nơi rộng nhất là 27 km, hẹp nhất là 14 km. Tổng diện tích tự nhiên: 65194,60 km2, chiếm 12,87% diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện Nam Đông gồm 10 xã và 1 thị trấn: Hương Phú, Hương Lộc, Hương Hòa, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Hương Sơn, Hương Giang, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng và thị trấn Khe Tre.
Về mặt tự nhiên, Nam Đông là nơi diễn ra sự chuyển tiếp, pha trộn các điều kiện tự nhiên của Miền Bắc và Miền Nam. Do vậy, các điều kiện tự nhiên của vùng mang tính phân hóa rõ rệt từ vùng thấp lên vùng cao.
2.1.2. Địa chất – địa hình
2.1.2.1. Địa chất
Lãnh thổ Nam Đông thuộc miền núi uốn nếp Trường Sơn, có cấu trúc địa chất phức tạp, bao gồm các thành tạo địa chất và các lớp vỏ phong hóa:
* Vỏ phong hóa trên đá trầm tích cổ Paleozoi: Chiếm phần lớn diện tích của huyện; bao gồm:
+ Trầm tích hệ tầng A - Vương (thuộc hệ Cambri - hệ Ocdovic, thống hạ: C-O1av). + Trầm tích hệ tầng Long Đại (thuộc hệ Ocdovic thống thượng - hệ Silua thống hạ: O3 – S1ld).
+ Trầm tích thuộc hệ tầng Tân Lâm (thuộc hệ Devon thống hạ - thống trung: D1-2 tl).
Đá chủ yếu là cuội kết, cát kết, bột kết và đá phiếm sét có màu xám tro, xám đen hoặc đỏ tím.
Vì thế, đây là vùng núi thấp và trung bình bao bọc xung quanh huyện với hướng nghiêng chính là hướng Nam – Bắc. Đặc điểm này dẫn tới khả năng thấm và giữ nước kém, làm gia tăng dòng chảy mặt khi có mưa lớn gây ra lũ ở hạ lưu.
* Vỏ phong hóa trên đá Macma: Trên lãnh thổ Nam Đông, các thành tạo macma xâm nhập phát triển đa dạng.
- Vỏ phong hóa trên đá Granrit: Trên lãnh thổ huyện, đá grannit chiếm một diện tích lớn ở phía Đông Bắc và phân bố rải rác ở Tây và Nam.
- Ngoài ra, trong huyện còn có vỏ phong hóa của đá điorit, gabro với diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở thung lũng thuộc xã Hương Phú, Hương Giang, Hương Hữu.
* Trầm tích kỉ thứ tư (thuộc hệ đệ tứ): Trong phạm vi huyện, phổ biến một số loại trầm tích sau:
- Trầm tích sông bậc thềm III (aN2 – Q1). Đây là trầm tích của sông cổ Tả Trạch phân bố ở các xã: Hương Lộc, Hương Sơn, Thượng Nhật, Thượng Quảng.
- Trầm tích sông bậc thềm I (aQIV1-2). Trầm tích sông có diện tích phân bố rộng hai bên bờ Tả Trạch, ở các xã: Hương Sơn, Hương Giang, Thượng Nhật, Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ.
- Trầm tích doi sông (aQIV3). Nằm trong lòng sông, có địa hình thấp bề dày doi sông 4 m gồm 2 phần: Cuội sỏi ở dưới, cát bột ở trên thuận lợi cho canh tác lúa và hoa màu.
- Ngoài ra, huyện Nam Đông còn có trầm tích sông cổ (abQIV3). Đây là một đoạn của sông Tả Trạch còn sót lại khi sông đổi dòng. Hiện nay, nó trở thành một đầm lầy.
2.1.2.2. Địa hình
Địa hình Nam Đông thấp dần từ Nam lên Bắc, gồm hai bộ phận chính:
- Vùng đồi ven thung lũng Nam Đông – Khe Tre có dạng một lòng chảo kéo dài theo hướng Nam – Bắc. Đây là hệ quả của hệ đứt gãy sông Tả Trạch tạo nên trũng Nam Đông chi phối hoạt động dòng chảy sông suối.
- Bao bọc xung quanh là vùng núi thấp và trung bình cao, hướng nghiêng chính là hướng Nam – Bắc. Phía Nam được bao bọc bởi các dãy núi cao với nhiều núi cao trên 1000 như núi Atine (1298m), núi Mang (1712m), phía Đông được tiếp tục bởi dãy Bạch Mã (1448m).
Nhìn chung, địa hình Nam Đông bao gồm các kiểu sau:
* Khu vực núi thấp và gò đồi:
Khu vực núi thấp tập trung ở Tả ngạn và Hữu ngạn sông Tả Trạch. Địa hình cao dần về cả 3 hướng: Đông, Tây và Nam. Độ dốc lớn, từ 15o – 25o do bị chia cắt mạnh bởi sông suối nên địa hình phức tạp. Giữa miền núi thấp có các thung lũng hẹp và phân bố ở cao nguyên nông trường Nam Đông, xã Hương Phú, Hương Giang, Hương Sơn.
Khu vực gò đồi, tiếp giáp với vùng núi thấp, có độ cao từ 100 - 150 m đến dưới 200 m, xen lẫn giữa vùng núi thấp, bị chia cắt mạnh, hình thái chủ yếu là dạng đồi bát úp.
- Các đồi thấp (Độ cao tuyệt đối dưới 100m) có đỉnh bằng phẳng sườn thoải, độ cao phổ biến từ 25 – 60m.
- Các đồi trung bình và cao (Độ cao tuyệt đối trên 100m) thường có đỉnh hẹp, sườn trở nên dốc, đồng thời các ngọn đồi kéo dài liên tục thành từng dãy.
* Kiểu địa hình trung bình và cao:
Chủ yếu tập trung phía Tây Bắc – Tây Nam của huyện, đây chính là các đỉnh của dãy Trường Sơn và là nơi phân chia khí hậu giữa hai miền. Phần lớn các dãy núi cao đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo nên bức chắn gió mùa đông và mùa hè. Các dãy núi này có độ dốc lớn nhưng tầng đất khá dày. Đây là nơi bắt nguồn hai con sông lớn là sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch thuộc hệ thống sông Hương.
Tóm lại, Nam Đông có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, chủ yếu là độ dốc cấp III (15o – 25o) chiếm khoảng 50%(13553ha), độ dốc cấp I(0o -8o) chiếm khoảng 30%(7359ha), độ dốc cấp II(8o-15o) chiếm khoảng 20% (3879ha). Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống chống trượt lở nhằm đảm bảo
2.1.3. Khí hậu - thời tiết
Nam Đông có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên ngoài những đặc điểm chung về khí hậu của khu vực, khí hậu Nam Đông còn mang những đặc trưng riêng của một vùng đồi núi.
*Bức xạ Mặt Trời:
Do nằm ở vĩ độ thấp nên hàng năm huyện Nam Động nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn. Tổng lượng bức xạ hàng năm trung bình đạt 140 kcal/cm2/năm. Cán cân bức xạ luôn dương từ 70 – 80 kcal/cm2/năm.
Lượng bức xạ dồi dào đã đem lại cho vùng một nền nhiệt khá lớn.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình ở thung lũng Nam Đông đạt 25,3oC (độ cao 60m). Số giờ nắng trung bình năm là 1763 giờ (2012) và đạt giá trị cực đại vào tháng VI là 28,4oC (2012). Đặc điểm nổi bật nhất trong chế độ nhiệt của Nam Đông là nhiệt độ giảm theo độ cao.
Nhiệt độ trung bình năm đạt 20o – 22oC; ở những nơi dưới 100m nhiệt độ có thể cao hơn 24oC. Tháng XII nhiệt độ thấp nhất (13,5oC), trong khi tháng V nhiệt độ cao nhất (38,9oC).
Chế độ nhiệt độ ở Nam Đông có sự khác nhau giữa hai mùa:
Mùa nóng: Kéo dài từ tháng IV đến tháng IX. Do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên rất khô và nóng, nhiệt độ luôn trên 30oC và đạt giá trị cực đại vào tháng V (38,9oC). Trong mùa này, đặc điểm nổi bật là hay mưa giông về buổi chiều, kèm theo gió phơn Tây Nam nóng.
Mùa lạnh: Kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng XII (13,5oC).
Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu huyện Nam Đông năm 2012 Các đặc
trưng
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt độ
(0C) 20,0 21,0 23,2 26,6 28,2 28,4 28,3 28,4 26,3 25,0 25,0 22,9 25,3 Lượng
mưa (mm) 97,6 41,7 38,5 105,4 113,3 116,8 84,0 76,3 412,4 350,5 201,6 167,6 1.805
Độ ẩm (%) 92 89 86 83 80 80 80 78 88 88 91 91 86
* Lượng mưa
Nhìn chung, Nam Đông có lượng mưa khá lớn so với các huyện khác của tỉnh Thừa Thiên Huế, lượng mưa trung bình năm 1.805,7mm, hàng năm trung bình có 181 ngày mưa.
Lượng mưa ở Nam Đông tương đối lớn, mưa tập trung từ tháng IX đến tháng XII dễ gây ra lũ lụt và xói mòn. Nguyên nhân gây ra mưa lớn là do tác động của gió mùa Đông Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới. Tháng có số ngày mưa nhiều nhất là