Hiện trạng các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 55)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.Hiện trạng các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế

3.1.1. Lũ lụt

3.1.1.1.Đặc điểm lũ trên địa bàn huyện Nam Đông

- Thời gian xuất hiện: Mùa lũ chính vụ kéo dài trong 3 tháng (tháng 10 đến tháng 12 hàng năm). Tuy vậy, các năm có trận lũ đầu mùa có thể xảy ra sớm hơn vào khoảng tháng 8, tháng 9, hoặc kéo dài muộn hơn đến tháng 1.

Lũ tiểu mãn xuất hiện trong tháng 5, tháng 6. Do lượng mưa lũ tiểu mãn thường thấp, kéo dài trong thời gian ngắn (chỉ từ 1 – 3 ngày) và đang là thời kì mùa cạn, mưa bị tổn thất lớn, lượng nước ở các sông ít nên đa số các năm sinh ra lũ nhỏ, thường chỉ ở cấp BĐ I.

Tổng lượng dòng chảy trong mùa mưa lũ chiếm 66,7% tổng lượng dòng chảy trong năm của mùa lũ Mlũ = 51,15 1/s.km2. Tháng 11 là tháng có dòng chảy sông ngòi lớn nhất. So với trung bình cả nước thì đây là vùng có trị số dòng chảy lũ khá lớn. Mùa kiệt tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 33,3% tổng lượng dòng chảy năm.

- Số trận lũ: Tính trung bình hàng năm trên lưu vực sông Hương thường xuất hiện từ 5 đến 7 trận lũ, trong đó chủ yếu là lũ kép từ hai đỉnh trở lên. Có 3 - 4 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức BĐ II, có hơn 2 trận lũ lớn và đặc biệt lớn.

- Thời gian lũ kéo dài: thời gian kéo dài trung bình của một đợt lũ khoảng 1 - 3 ngày.

- Thời gian và tốc độ truyền lũ: thời gian trung bình 5 - 6 giờ với khoảng cách 51 km từ thượng nguồn đến hạ lưu; tốc độ truyền lũ trung bình đạt 6,1 km/h và lớn nhất tới 10, 2 km/h.

- Biên độ và cường suất lũ: biên độ lũ lớn, giao động khoảng 3 - 5 m; cường suất lũ lên từ 6- 108 cm/ph; trung bình 26cm/ph và cường suất lũ xuống từ 5- 44cm/ph, trung bình 18 cm/ph.

- Đỉnh lũ: Đỉnh lũ lớn nhất hàng năm có sự giao động rất lớn. Sự giao động của đỉnh lũ hàng năm có liên hệ khá chặt chẽ với hiện tượng ENSO. Những năm chịu ảnh hưởng của El Nino như năm 1982, 1987, 1991, 1994 và 1997 có đỉnh lũ thấp; còn những năm chịu ảnh hưởng của La Nina có đỉnh lũ vượt trội so với các năm khác như năm 1995, 1998 và 1999. Số liệu quan trắc hàng năm cho thấy, sự biến đổi mực nước đỉnh lũ cao nhất diễn ra theo một chu kỳ nhất định: khoảng 4 - 6 năm có lũ vừa và nhỏ thì có 2 năm lũ lớn liên tiếp như: 1983 - 1984; 1988 - 1989; 1995 - 1996; 1998 - 1999.

- Lưu lượng lũ: Dòng chảy lũ lớn nhất trên lưu vực sông đạt tới 3 đến 4 m3/s.km2 và lớn nhất đạt tới 6 m3/s.km2. Lưu lượng của trận lũ 1953 là 12.500 m3/s và trận lũ đầu tháng 11/1999 là 14.000 m3/s. Tổng lượng nước trên toàn bộ các sông đổ xuống hạ lưu từ ngày 01 đến 06/11/1999 là khoảng 3,07 tỷ m3.

- Các khu vực thường bị ngập lụt do lũ: Khu vực I, II, IV, V thuộc thị trấn Khe Tre, Thôn 8, Thôn 10 (xã Hương Hòa), Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn7 (Xã Thượng Quảng), Xã Thượng Long…

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 55)