7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
4.1.2. Dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa
Sự biến đổi khí hậu trong tương lai được nghiên cứu dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính do IPCC đề xuất.
- Với kịch bản trung bình thì đến cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,5 - 2,60C, nhưng sẽ tăng đáng kể trong các tháng 1 và tháng 2 (2,6 - 2,70C), các tháng 6 và 7 (2,45 - 2,50C) là hai tháng nóng nhất.
- Với kịch bản phát thải cao (high emission) (A1FI), nhiệt độ có thể tăng lên tới 3,90C và trong các tháng 3, 4, 5 có thể lên tới 4,70C. Với mức độ tăng nhiệt độ cao này, nó có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão... chắc chắn sẽ xảy ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn.
- Lượng mưa bình quân năm tại Huế trong trường hợp mô phỏng tốt nhất có thể tăng khoảng 7%, nhưng trong mùa khô có thể giảm từ 10 - 15% (từ tháng 2 đến tháng 5). Ngược lại, trong mùa mưa tăng từ 10 - 24% (từ tháng 9 đến 11). Lượng mưa vào tháng đầu mùa mưa (tháng 8) tăng ít nhất (2,5 - 3%). Mùa mưa sẽ kéo dài hơn.
- Trong trường hợp mô phỏng theo kịch bản phát thải cao (A1FI), lượng mưa trong mùa mưa có thể tăng đến 24,7%, nhưng trong những tháng đầu mùa khô (tháng 12 đến tháng 2) có thể giảm xuống 23,4%. Việc sụt giảm lượng mưa trong mùa khô thường gây nên hiện tượng hạn hán kéo dài. Hạn hán kéo dài và khốc liệt sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhà máy thuỷ điện (đang và sẽ được xây dựng) tại sông Hương và các sông khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đe doạ nguồn cung cấp nước cho thành phố Huế, nguồn cấp nước trồng trọt trong nông nghiệp, thiếu nước sạch cho các hoạt động kinh tế xã hội và môi trường sinh thái.
Bảng 4.3. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa của lưu vực sông Hương trong các thập kỉ từ 2010 đến 2100 so sánh với năm 1990
Đặc trưng 1990 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Nhiệt độ
tăng(0C) 0 0.299 0.500 0.742 1.088 1.442 1.716 2.067 2.240 2.501 2.660 Thay đổi lượng
mưa (%) 0 0.37 0.83 1.59 2.34 3.16 4.45 4.89 5.55 6.59 7.74
(Nguồn: Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) 4.1.2.1. Hạn hán
Theo kịch bản phát thải trung bình thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,50C và tăng đáng kể trong các tháng từ 12 - 2 (3,10C). Theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng tới 3,50C, trong các tháng 3 - 5 có thể lên tới 4,10C, lượng mưa trong mùa ít mưa có thể giảm từ
3,7%. Sự thay đổi các yếu tố trên sẽ làm hạn hán gia tăng, mở rộng trên địa bàn huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian hạn hán có thể kéo dài hơn.
Theo dự báo nhu cầu dùng nước trên lưu vực sông Hương (chiếm 3/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh), tổng lượng nhu cầu nước đến năm 2020 chiếm khoảng 7,6% so với tổng lượng nước năm 2020 trên lưu vực sông Hương; tổng lượng nhu cầu nước mùa kiệt năm 2020 chiếm khoảng 18,2% so với tổng lượng nước mùa kiệt hiện có theo năm 2007.
Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu nước trên lưu vực sông Tả Trạch đến năm 2020 [16]
Đơn vị: 106m3/năm Ngành dùng nước Trồng trọt Chăn
nuôi Sinh hoạt Thủy sản
Công
nghiệp Tổng Nhu cầu
dùng nước 22,54 1,43 2,21 4,13 0 30,31
Sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện kéo theo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và các ngành sản xuất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng tai biến hạn hán trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tác động của các nhân tố khí tượng, khí hậu mà đặc biệt là lượng mưa phân hóa theo mùa nhất của gió Tây khô nóng, nhiệt độ gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu càng làm tình trạng hạn hán ở huyện Nam Đông phức tạp hơn trong những năm tới.
4.1.2.2. Lũ quét
Dự án khu vực về biến đổi khí hậu và môi trường do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ đã rút ra một số nhận định trên cơ sở các mô hình nghiên cứu hoàn lưu khí quyển toàn cầu: CCC (Canada) CSIR09 (Úc) GFDLH (Mỹ) và UKMOH (Anh). Một trong những nhận định đáng quan tâm là: Cường độ mưa tăng lên, chu kỳ tái diễn giảm xuống 1/2 và lượng mưa tăng 10%.
Xu hướng tăng các trận mưa có cường độ lớn ở Việt Nam đã rõ, đặc biệt là các vùng ven biển miền Trung và các vùng núi cao đón gió ẩm. Lượng mưa 15 phút lớn nhất đạt tới 50mm, 30 phút lớn nhất đạt tới 90mm ở Đà Nẵng. Có thể nhận thấy phần lớn những trận mưa lớn xảy ra trong các năm gần đây là do mưa cường độ lớn, lũ lụt xảy ra ác liệt. Nhiều lưu vực xảy ra lũ quét tàn phá nghiêm trọng về tài sản, cơ
sở kinh tế và môi trường mà tập trung nhất là vùng núi thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận…
Chỉ xét riêng về biến đổi chế độ lũ trên các lưu vực sông thuộc khu vực dự án thấy rằng, ở Bắc Trung Bộ, mưa cường độ lớn tăng lên rất đáng kể nên lũ lớn chủ yếu xảy ra trong 3 thập kỷ qua: Lũ lịch sử sông Hương xảy ra vào tháng XI/1999, lũ lịch sử sông Gianh xảy ra vào tháng X/1993, sông Cả 2002, sông Mã- Chu 2007,…
Như vậy, theo kịch bản phát thải nhà kính, lượng mưa lớn và mùa mưa kéo dài hơn sẽ làm cho tần suất lũ quét sẽ tăng lên trong những năm tới ở huyện Nam Đông. Đặc biệt, hiện tượng tàn phá lớp phủ thực vật và nhân tố khí tượng khí hậu (lượng mưa, các thời tiết đặc biệt) chi phối lớn đến nguy cơ xảy ra lũ quét trong thời gian tới ở địa bàn huyện.
Dựa vào đặc điểm địa lí tự nhiên và hiện trạng lũ quét trên địa bàn, bản đồ nguy cơ lũ quét huyện Nam Đông đã thể hiện được các khu vực có nguy cơ lũ quét cao, đó là: Ven sông Khê Hai Nhất (thuộc địa phận các xã Thượng Long, Thượng Quảng), khu vực lòng chảo Nam Đông (gồm các xã Hương Hòa, Hương Hữu, Hương Giang, Hương Phú, thị trấn Khe Tre).
4.1.2.3. Trượt lở đất
Để dự báo nguy cơ xảy ra trượt lở đất trên địa bàn huyện, ta xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt lở đất ở huyện Nam Đông.
Cơ sở để xây dựng Bản đồ cảnh báo:
- Kết quả khảo sát thực tế về thực trạng trượt lở đất trên tuyến đường 14B đoạn từ Phú Lộc lên Nam Đông, các tuyến đường liên xã, liên thôn và đường 74. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta xác định điểm nào đã trượt, đang trượt và điểm nào có nguy cơ trượt lở trong tương lai.
- Phân tích, tổng hợp các yếu tố tự nhiên là nguyên nhân gây ra trượt lở đất địa bàn huyện, dựa trên các bản đồ đã thành lập: bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ lượng mưa và các yếu tố tự nhiên khác. Trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát thực tế và đưa ra kết quả chính xác về kết quả các điểm có nguy cơ xảy ra trượt lở đất trong huyện.
- Phân tích đặc điểm dân cư, sự phân bố dân cư, đặc điểm và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn huyện để từ đó có sự nhìn nhận chính xác nhất sự tác động của các yếu tố này đối với nguy cơ có thể xảy ra trượt lở đất trên địa bàn huyện.
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội gây ra trượt lở đất trên các tuyến giao thông trọng yếu ở huyện Nam Đông.
Bản đồ cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt lở đất ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Dựa vào những cơ sở trên, đề tài đã xây dựng được bản đồ cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt lở đất ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các điểm trượt lở đất được thể hiện cụ thể trong bản đồ hình 4.2 và bảng 4.5.
Bảng 4.5. Các điểm cảnh báo nguy cơ trượt lở trên các tuyến giao thông ở địa bàn nghiên cứu. TT Lý trình (Km) Ghi chú A. Đường tỉnh lộ 14B 1 Km 15+100 Sạt Ta luy dương 2 Km 15+400 Sạt Ta luy dương 3 Km 15+500 Sạt Ta luy dương 4 Km 15+600 Sạt Ta luy dương 5 Km 15+700 Sạt Ta luy dương 6 Km 15+800 Sạt Ta luy dương 7 Km 17+010 Sạt Ta luy âm 8 Km 17+050 Sạt Ta luy dương 9 Km 17+400 Sạt Ta luy dương 10 Km 17+450 Sạt Ta luy dương 11 Km 18+900 Sạt Ta luy dương 12 Km 19+800 Sạt Ta luy dương 13 Km 20+100 Sạt Ta luy dương 14 Km 21+050 Sạt Ta luy âm 15 Km 21+500 vở Ta luy kè 16 Km 21+570 vở Ta luy kè 17 Km 21+585 vở Ta luy kè 18 Km 21+600 vở Ta luy kè 19 Km 22+200 Sụt lở đất 20 Km 22+800 Sạt Ta luy dương 21 Km 35+400 Sạt Ta luy dương 22 Km 35+500 Sạt Ta luy dương 23 Km 36+600 Sạt Ta luy dương B. Đường tránh Tây Hy 24 Km 1+100 Sạt Ta luy dương 25 Km 2+300 Sạt Ta luy dương 26 Km 3+300 Sạt Ta luy dương
4.2. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây raở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế