7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.1.1. Nhân tố địa chất, khoáng sản
Cấu trúc địa chất phức tạp, lớp vỏ phong hóa mỏng, ít thấm nước nên tỷ lệ nước chảy tràn trên mặt tăng làm gia tăng tính chất nghiêm trọng của lũ lụt.
Trong quá trình hình thành và tồn tại, đất đá đã trải qua những chu kỳ hoạt động kiến tạo phức tạp, tạo nên miền núi uốn nếp Bắc Trung Bộ. Các lớp đất đá bị nâng - hạ, uốn lượn, vò nhàu, cà nát và phân cách bởi các hệ đứt gãy, nứt nẻ khác nhau, tạo nên các mặt yếu trong khối đất đá ở sườn dốc. Sự ổn định của sườn dốc phụ thuộc nhiều vào thế nằm và tính chất cơ học của các mặt yếu này. Những trường hợp mà mặt phân lớp của các loại đá sét, các đứt gẫy, các hệ khe nứt lớn cắm vào phía không gian của sườn dốc là những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ trượt lở. Cùng với các quá trình nội sinh, các hiện tượng và quá trình địa chất động lực công trình ngoại sinh như phong hoá, cactơ, dịch chuyển đất đá trên sườn dốc, rửa trôi bề mặt và mương xói, xói ngầm và cát chảy, xâm thực... cũng có tác động đáng kể đến quá trình trượt lở ở khu vực này.
Nhóm đá trầm tích hỗn hợp bao gồm các loại đá cát kết và cát bột kết. Nhóm đất này có kết cấu kém bền vững nhất, dễ thay đổi khi chịu tác động của các yếu tố ngoại lực. Ở các khu vực có độ dốc lớn trên 250 như đèo La Hy, các xã Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật… thành phần sét chiếm tỷ lệ cao, có nguy cơ xảy ra trượt lở khi mưa lớn kéo dài.