Hiện trạng bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 62)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.3.2. Hiện trạng bão và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện

Lượng mưa do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra (chiếm 80 - 40% lượng mưa năm) ở Thừa Thiên Huế cũng như ở huyện Nam Đông phụ thuộc vào vị trí đổ bộ và sự kết hợp bão - áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động nhiệt đới khác với không khí lạnh. Nhìn chung một lần khi bão đổ bộ trực tiếp vào huyện Nam Đông thường có đợt mưa bão kéo dài 3 - 4 ngày với lượng mưa 200 - 300mm, có lúc đến 500 - 600mm nếu kết hợp với không khí lạnh.

* Bão Kaemi:

Từ ngày 20/8/2000, xuất hiện áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,5-14,5 độ vĩ Bắc, 113,5-115,5 độ kinh Đông, sức gió mạnh cấp 6. Hồi 19 giờ, ngày 21/8/2000 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão Kaemi (số 2) cấp gió mạnh cấp 7(50-61km/h), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,1 độ vĩ Bắc, 111,5 độ kinh Đông; sức gió vùng tâm bão mạnh cấp 8, giật trên cấp 8, di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/8/2000 đến 09h ngày 22/8 tại Trạm Thượng Nhật (sông Tả Trạch) là 451 mm.

* Bão Xangsane:

Từ ngày 30/9 đến ngày 01/10/2006 tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 6 với sức gió cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11. Huyện Nam Đông gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12; cùng với lượng mưa lớn trên diện rộng, kết hợp với triều cường đã làm mực nước ở các sông dâng lên rất nhanh, vượt mức báo động III, gây ra lũ lớn ở các vùng trong huyện.

Theo báo cáo của UBND huyện đến cuối ngày 26/10/2006, bão số 6 đã gây thiệt hại tại huyện Nam Đông gồm: 11 người bị thương, 50 nhà sập; 2.936 nhà bị tốc mái một phần và xiêu vẹo; 321 nhà tốc mái hoàn toàn chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện như: Trung tâm Y tế huyện, trạm Y tế xã Hương Giang; hơn 750 ha cao su ở Nam Đông đang khai thác bị đổ gãy, trôi 92000

con cá giống... Trung tâm y tế Nam Đông bị sập, hàng chục trạm y tế xã bị sập và tốc mái. Nhiều thiết bị, thuốc bị ướt và hư hỏng.

* Bão Lêkima: Cơn bão số 5 (30/09 đến 03/10/2007): Đây là một cơn bão có cường độ mạnh, diễn biến phức tạp.

Ngày 30/9/2007, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật trên cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão nên ở huyện Nam Đông có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được từ 13h ngày (01/10) đến 4h ngày (03/10) tại các trạm Thượng Nhật trên sông Tả Trạch: 361 mm, trạm Khe Tre (Nam Đông): 431 mm.

Mưa bão làm 38 ha sắn công nghiệp, 7ha sắn địa phương, 5 ha hoa màu và 8,5ha diện tích cây ăn quả bị thiệt hại; 1,2 tấn cá nước ngọt ở xã Thượng Quảng bị trôi. Đường 14B (đường lên huyện Nam Đông) tắc đường, sụt lở khoảng 2.000m3 ở các điểm như: Km 20 + 600, 21 + 600, Km 35 + 500…

*Bão Ketsana: Cơn bão số 9 (28/09 đến 03/10/2009)

Ngày 26/9/2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão mang tên quốc tế Ketsana, tức bão số 9 của Việt Nam. Đây là cơn bão được so sánh ngang với siêu bão Xangsane. Bão số 9 hoạt động trên diện rộng, kéo dài và mang theo mưa lớn, kết hợp bão với lũ. Ở vùng tâm bão từ Thừa Thiên Huế đến Quãng Ngãi lượng mưa hai ngày tới 300 đến 500 mm, nhiều nhất tại huyện Nam Đông lên tới 700mm.

Mưa lớn đã làm nước lên nhanh, ngập lụt toàn bộ thị trấn Khe Tre, thôn 8, thôn 10 (xã Hương Hòa), hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; hàng nghìn ha lúa vụ mùa bị đổ ngã, ngập nước; làm xói lở ta luy âm ở Km 17+ 010 và Km 21+050. Xói lở lề đường ở Km 15+000 và Km 20+000. Sụt đất ở Km 22+200, Km 35+500.

3.1.4. Lũ quét

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w