Những đợt hạn hán nặng ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 61)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.2.2.Những đợt hạn hán nặng ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế

* Đợt hạn hán năm 2002

Từ đầu năm 2002, diễn biến thời tiết khá phức tạp với các hình thái sau:

- Nắng nóng kéo dài với nhiệt độ từ 240C đến 380C lúc cao nhất đến 400 C và trong tháng 7, 8 đã có gió Tây Nam xuất hiện.

- Lượng mưa không đáng kể, các trận mưa ngày 25, 26/5/2002 và thời kỳ lũ tiểu mãn chỉ có 95 mm, và ngày 25/7/2002 chỉ có 4,5 mm. Riêng lượng mưa tháng tháng 7 chỉ đạt 20% so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

- Mực nước trên các sông cùng lúc đều xuống thấp, trên sông Hương có lúc xuống -0,30 thấp hơn từ 0,1 đến 0,15 m so với cùng kỳ năm 2001.

* Đợt hạn hán năm 2012

Từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 8/2012, toàn huyện Nam Đông vẫn chưa có mưa, đây là đợt đại hạn tồi tệ nhất trong hơn 10 năm qua. Nhiệt độ cao nhất phổ biến là 360C.

Toàn huyện có 11 công trình nước tự chảy nhưng hầu hết đều bị cạn khô hoặc chảy nhỏ giọt; hàng trăm giếng nước bị khô cạn. Và cả huyện có hơn 7.000 người dân tập trung nhiều ở các xã Thượng Nhật, Hương Hòa, Hương Hữu… bị thiếu nước sinh hoạt trong đợt hạn hán này.

Hơn 60 ha lúa chiếm 20% diện tích lúa hè thu bị khô cháy, phần còn lại bị ảnh hưởng năng suất 20-50%, cây cao su nguồn thu lớn nhất của nông dân Nam Đông do hạn hán cũng giảm năng suất khoảng 20%, 10 ha chuối của người dân cũng phải bỏ hoang vì nắng thiêu đốt, cây cháy cả gốc; hầu hết diện tích rau, màu bị hư hỏng, trong đó có nhiều vùng khó phục hồi được.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 61)