Địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 39)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.2.Địa hình

Địa hình Nam Đông thấp dần từ Nam lên Bắc, gồm hai bộ phận chính:

- Vùng đồi ven thung lũng Nam Đông – Khe Tre có dạng một lòng chảo kéo dài theo hướng Nam – Bắc. Đây là hệ quả của hệ đứt gãy sông Tả Trạch tạo nên trũng Nam Đông chi phối hoạt động dòng chảy sông suối.

- Bao bọc xung quanh là vùng núi thấp và trung bình cao, hướng nghiêng chính là hướng Nam – Bắc. Phía Nam được bao bọc bởi các dãy núi cao với nhiều núi cao trên 1000 như núi Atine (1298m), núi Mang (1712m), phía Đông được tiếp tục bởi dãy Bạch Mã (1448m).

Nhìn chung, địa hình Nam Đông bao gồm các kiểu sau:

* Khu vực núi thấp và gò đồi:

Khu vực núi thấp tập trung ở Tả ngạn và Hữu ngạn sông Tả Trạch. Địa hình cao dần về cả 3 hướng: Đông, Tây và Nam. Độ dốc lớn, từ 15o – 25o do bị chia cắt mạnh bởi sông suối nên địa hình phức tạp. Giữa miền núi thấp có các thung lũng hẹp và phân bố ở cao nguyên nông trường Nam Đông, xã Hương Phú, Hương Giang, Hương Sơn.

Khu vực gò đồi, tiếp giáp với vùng núi thấp, có độ cao từ 100 - 150 m đến dưới 200 m, xen lẫn giữa vùng núi thấp, bị chia cắt mạnh, hình thái chủ yếu là dạng đồi bát úp.

- Các đồi thấp (Độ cao tuyệt đối dưới 100m) có đỉnh bằng phẳng sườn thoải, độ cao phổ biến từ 25 – 60m.

- Các đồi trung bình và cao (Độ cao tuyệt đối trên 100m) thường có đỉnh hẹp, sườn trở nên dốc, đồng thời các ngọn đồi kéo dài liên tục thành từng dãy.

* Kiểu địa hình trung bình và cao:

Chủ yếu tập trung phía Tây Bắc – Tây Nam của huyện, đây chính là các đỉnh của dãy Trường Sơn và là nơi phân chia khí hậu giữa hai miền. Phần lớn các dãy núi cao đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo nên bức chắn gió mùa đông và mùa hè. Các dãy núi này có độ dốc lớn nhưng tầng đất khá dày. Đây là nơi bắt nguồn hai con sông lớn là sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch thuộc hệ thống sông Hương.

Tóm lại, Nam Đông có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, chủ yếu là độ dốc cấp III (15o – 25o) chiếm khoảng 50%(13553ha), độ dốc cấp I(0o -8o) chiếm khoảng 30%(7359ha), độ dốc cấp II(8o-15o) chiếm khoảng 20% (3879ha). Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống chống trượt lở nhằm đảm bảo

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 39)