7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.1.3. Nhân tố khí tượng, khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm làm tăng tốc độ phong hóa của đất đá ở bề mặt bờ dốc, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Dưới tác dụng của các dòng chảy mặt, bề mặt bờ dốc sẽ bị bào mòn, các công trình bảo vệ bờ bị phá hoại, do đó khả năng mất ổn định của sườn dốc tăng lên.
- Khối khí :
Địa bàn huyện nằm ở vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Vì vậy, đây là nơi diễn ra sự tương tác giữa các vùng không khí xuất phát từ các trung tâm khí hậu tác động khác nhau trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, khối khí xích đạo từ phía đông lấn vào và khối khí ở vịnh Bengan từ phía tây vượt qua. Hệ quả là khí hậu trong vùng có tính biến động lớn và hay xảy ra những dị thường dẫn đến tai biến thiên nhiên như lũ, bão, hạn hán, trượt lở đất, lũ quét... trong đó bão lũ là tai biến thiên nhiên nguy hiểm nhất. Bên cạnh vị trí địa lý, địa hình cũng góp phần quan trọng làm tăng thêm sự khắc nghiệt của khí hậu khu vực này.
- Lượng mưa :
Lượng mưa lớn kéo dài là nguồn bổ sung quan trọng cho nước dưới đất. Một mặt làm giảm độ bền khối đất đá bờ dốc, mặt khác làm thay đổi trạng thái ứng suất theo hướng có hại cho ổn định bờ dốc. Do vậy, cùng với mưa lớn, hiện tượng trượt lở phát triển mạnh mẽ. Nhiều vụ trượt lở lớn ở vùng núi các tỉnh duyên hải miền Trung nước ta liên quan tới các trận mưa lớn và nhiều khu vực trượt lở thường trùng với những vùng có lượng mưa lớn.
Lượng mưa ở huyện tương đối lớn, phân bố khá đồng đều trên địa bàn toàn huyện nên hiện tượng lũ quét, trượt lở đất diễn ra thường xuyên, phức tạp.
Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian gây ra lũ lụt vào mùa mưa lũ và hạn hán vào mùa cạn.
Lượng mưa của huyện có sự tương phản khá rõ giữa hai mùa. Lượng mưa trong năm chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng VII đến tháng XI, chiếm tới 70 – 80 % lượng mưa của cả năm. Cực đại mưa xảy ra vào tháng X.
Bảng 3.6. Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Lượng mưa TB
(mm) 96 55 47 101 212 242 171 204 422 1041 760 291 3642
(Nguồn: Trạm khí tượng Nam Đông)
Bảng 3.7. Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Lượng mưa ngày lớn nhất (mm)
67 40 82 90 393 410 211 324 394 571 479 190 571
(Nguồn: Trạm khí tượng Nam Đông)
Trong tháng IV và tháng V, ở huyện Nam Đông có lũ tiểu mãn hoạt động, nên vào những ngày này thường có mưa to, có nguy cơ gây lũ quét lớn. Và trên thực tế đã có một số trận lũ quét xảy ra vào đúng thời điểm này gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
* Gió phơn Tây Nam
Huyện Nam Đông chịu ảnh hưởng của giớ phơn Tây Nam chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ thổi mạnh nhất có thể đạt 20 m/s. Trung bình mỗi năm có 51,2 ngày có gió Tây khô nóng. Khi có gió Tây thường kèm theo nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm không khí xuống thấp dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước cho hoạt động sống và sinh hoạt của người dân. Năm 1977, có 8 đợt gió Tây khô nóng, nhiệt độ không khí cao nhất: 390C, nhiệt độ mặt đất 690C, độ ẩm không khí chỉ còn 37%. Đây là một trong những đợt hạn hán lớn nhất trong lịch sử.