Nhân tố sinh vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 74)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.1.6. Nhân tố sinh vật

Thảm thực vật trên địa bàn huyện khá phong phú về kiểu loại. Dưới ảnh hưởng của khí hậu ẩm và sự phân hóa của địa hình, thảm thực vật nguyên sinh trên đất địa đới gồm: rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm dưới độ cao 800 – 900 m, rừng kín cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm ở độ ẩm trên 800 – 900m. Do sự khai thác mạnh mẽ của con người, từ kiểu thảm trên đã hình thành hàng loạt các kiểu thảm thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cây bụi thứ sinh, thảm thực vật trồng, hoa màu, nương rẫy, cây công nghiệp,...

Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thảm thực vật và dòng chảy mặt, ta thấy rằng thảm thực vật có vai trò quan trọng trong điều tiết dòng chảy, góp phần giảm thiểu các tác hại của lũ lụt. Nước mưa trước khi rơi xuống đất bị giữ lại một phần ở tán lá và thân cây, lượng nước này dần bốc hơi vật lý vào không khí. Sau khi bị giữ lại một phần ở tán và thân cây, nước tiếp tục rơi xuống đất thấm vào đất hay thấm sâu hơn theo hệ thống rễ cây. Sau khi đất bão hoà nước, dòng chảy mặt được hình thành. Nước trong đất sẽ cung cấp cho dòng chảy ngầm, nước ngầm, chi phí cho bốc hơi vật lý và cây sử dụng dần trong quá trình quang hợp và thoát hơi. Bản chất của sự điều tiết dòng chảy của thảm thực vật là cùng với đất giữ lại một phần nước mưa sau đó cung cấp một cách từ từ cho dòng chảy. Độ che phủ rừng giảm tỉ lệ nghịch với tần suất xuất hiện và cường độ của các tai biến thiên nhiên.

Hiện tại thảm thực vật chưa đáp ứng được nhu cầu phòng hộ về cả diện tích và chất lượng rừng, cũng như còn tồn tại một diện tích lớn các kiểu thảm có khả năng điều tiết kém như trảng cây bụi, đất trống đồi trọc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w