Nhân tố thủy văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 72)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.1.4.Nhân tố thủy văn

+ Hình thái sông

Hai con sông Tả Trạch, Hữu Trạch có chiều dài ngắn, độ chênh cao lớn (từ đầu nguồn đến hạ nguồn có độ chênh khoảng 100m). Lòng sông hẹp thoát nước khó khăn, sông nhiều thác ghềnh. Mùa khô nhiều đoạn bị cạn, khả năng vận chuyển nước bị hạn chế.

hình có giá trị cao, nhất là trên các sườn. Mức độ chia cắt của sông suối lớn, dòng chảy ngắn, hẹp trong vùng núi cao. Độ dốc lớn, chiều dài sườn ngắn làm giảm khả năng thấm, tốc độ thấm nước của đất và làm tăng vận tốc dòng chảy. Sự thay đổi đột ngột độ dốc là một trong những yếu tố có tác động lớn và rất mạnh làm tăng dòng chảy lũ, tác động trực tiếp đến giảm thời gian tích và truyền nước trên lưu vực.

+ Lưu lượng và modun dòng chảy:

Lượng dòng chảy, đặc biệt là dòng chảy lũ cũng tăng rất cao. Modun dòng chảy năm và dòng chảy lũ ở đây rất lớn. Cường độ mưa lớn kết hợp với địa hình dốc dễ gây ra lũ quét và trượt lở đất.

Bảng 3.8. Lưu lượng và mô đun dòng chảy lớn nhất hàng năm ở sông Tả Trạch

Đặc trưng Diện tích lưu vực(F, km 2) Lưu lượng lớn nhất (Qmax, m3/s)

Mô đun dòng chảy lớn nhất(m3/s/ km 2) Cao nhất Trung bình Thấp nhất Cao nhất Trung bình Thấp nhất Tả Trạch (Thượng Nhật) 186 1330 716 85 7150 3849 456

(Nguồn: Trạm thủy văn Thượng Nhật) 3.2.1.5. Nhân tố thổ nhưỡng

Yếu tố lớp vỏ phong hóa thổ nhưỡng cũng là một trong những nhân tố góp phần hình thành và ảnh hưởng lớn đến các tai biến thiên nhiên như hạn hán, lũ quét, trượt lở đất.

Bảng 3.9. Đặc điểm các loại đất ở huyện Nam Đông [15]

Nhóm đất Đặc điểm

Nhóm đất feralit tại các đồi, chân núi (dưới 700 m)

Tầng đất dày trên 100 cm, đất giàu Kali, do tình trạng xói mòn mạnh nên độ dày tầng đất mỏng, nhiều nơi xuất hiện đá gốc.

Nhóm đất phù sa ven suối Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Đất bị xói mòn mạnh, nhiều nơi xuất hiện kết von, đá lộ đầu.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh) Độ dày tầng hữu cơ từ 50 – 70 cm, hàm lượng mùn cao, đất chua( pH = 4 – 4,7)

Đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq) Tầng đất mỏng từ 30 – 60 cm, thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn.

Nhóm đất dốc tụ Tầng đất dày trên 50 cm, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn trung bình.

Các loại đất này có khả năng trữ nước lớn. Tuy nhiên, đất ở vùng chủ yếu là đất feralit, trong đó diện tích đất có độ dốc lớn (15o – 25o) chiếm tỉ lệ đáng kể (50%) nhưng do tình trạng xói mòn, rửa trôi mạnh nên đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu, dễ bị xói mòn. Hơn nữa, lớp phủ thực vật ở đây bị tàn phá nghiêm trọng nên khả năng thấm nước ở một số nơi rất thấp dẫn đến hiện tượng lũ quét, trượt lở đất xảy ra nhiều nơi.

3.2.1.6. Nhân tố sinh vật

Thảm thực vật trên địa bàn huyện khá phong phú về kiểu loại. Dưới ảnh hưởng của khí hậu ẩm và sự phân hóa của địa hình, thảm thực vật nguyên sinh trên đất địa đới gồm: rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm dưới độ cao 800 – 900 m, rừng kín cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm ở độ ẩm trên 800 – 900m. Do sự khai thác mạnh mẽ của con người, từ kiểu thảm trên đã hình thành hàng loạt các kiểu thảm thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cây bụi thứ sinh, thảm thực vật trồng, hoa màu, nương rẫy, cây công nghiệp,...

Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thảm thực vật và dòng chảy mặt, ta thấy rằng thảm thực vật có vai trò quan trọng trong điều tiết dòng chảy, góp phần giảm thiểu các tác hại của lũ lụt. Nước mưa trước khi rơi xuống đất bị giữ lại một phần ở tán lá và thân cây, lượng nước này dần bốc hơi vật lý vào không khí. Sau khi bị giữ lại một phần ở tán và thân cây, nước tiếp tục rơi xuống đất thấm vào đất hay thấm sâu hơn theo hệ thống rễ cây. Sau khi đất bão hoà nước, dòng chảy mặt được hình thành. Nước trong đất sẽ cung cấp cho dòng chảy ngầm, nước ngầm, chi phí cho bốc hơi vật lý và cây sử dụng dần trong quá trình quang hợp và thoát hơi. Bản chất của sự điều tiết dòng chảy của thảm thực vật là cùng với đất giữ lại một phần nước mưa sau đó cung cấp một cách từ từ cho dòng chảy. Độ che phủ rừng giảm tỉ lệ nghịch với tần suất xuất hiện và cường độ của các tai biến thiên nhiên.

Hiện tại thảm thực vật chưa đáp ứng được nhu cầu phòng hộ về cả diện tích và chất lượng rừng, cũng như còn tồn tại một diện tích lớn các kiểu thảm có khả năng điều tiết kém như trảng cây bụi, đất trống đồi trọc.

3.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

3.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Những năm gần đây, hoạt động của con người đang là một trong những nguyên nhân làm cho tai biến thiên nhiên có chiều hướng gia tăng và nguy hiểm hơn.

Việc tàn phá rừng tự nhiên đã làm mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Mất rừng đã làm giảm khả năng điều hòa dòng chảy tự nhiên, làm cho dòng chảy lũ vốn đã nguy hiểm do độ dốc lớn nay lại thiếu sự che chắn của cây rừng càng trở nên nguy hiểm hơn. Không còn cây rừng thì chỉ sau khi kết thúc mưa một thời gian đất đai lại trở nên khô cằn, dòng chảy cạn kiệt. Thực tế ở huyện Nam Đông, ngày càng có nhiều khu rừng bị lâm tặc “cạo trọc” như ở đồi La Ngà, khe Ba Xoa, Cổng Trời (xã Hương Sơn), khu rừng tự nhiên, đặc dụng, phòng hộ Thác Mơ (xã Hương Phú),

tiểu khu 303 (xã Thượng Quảng), tiểu khu 409 (xã Thượng Long),… Các điểm nóng khác như Thượng Nhật, Hương Hữu cũng đang diễn ra nạn chặt phá gỗ với tốc độ chóng mặt.

Con người là tác nhân quan trọng, làm thay đổi các điều kiện tự nhiên, làm cho tai biến trượt lở được kích hoạt và mạnh lên ở một số khu vực. Đáng kể nhất là nạn phá rừng đầu nguồn, các hoạt động kinh tế như làm đường, xây dựng hồ, đập dâng, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng...Đặc biệt, việc khai thác vàng trái phép trên địa bàn các xã Thượng Long và xã Hương Sơn…

3.2.2.2. Các ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp ngày càng tăng cả về diện tích lẫn sản lượng, kéo theo đó là mở rộng diện tích đất canh tác, đất trống đồi trọc tăng dẫn đến gia tăng lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô; các loại đất sử dụng cho mục đích đất khác bị glây hóa, bạc màu, xói mòn và ô nhiễm.

Hoạt động sản xuất công nghiệp – xây dựng: việc xây dựng và đi vào hoạt động của nhà máy xi măng, nhà máy chế biến mủ cao su Nam Đông (xã Hương Phú)...làm ô nhiễm môi trường.

Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn huyện, như Khe Lá (Thượng Lộ), Ga Hồn (Thượng Long)… bị xuống cấp nên việc tích và cấp nước vào mùa khô gặp nhiều hạn chế.

Toàn xã Hương Hòa có 52 ha trồng lúa nước nhưng cứ đến mùa khô thì giảm xuống còn phân nửa do khô hạn, đó là chưa kể đến diện tích trồng hoa màu. Huyện cũng đang dự tính bắt các đường ống dẫn nước cho xã, nhưng kinh phí lên đến gần 3 tỷ đồng nên chưa thực hiện được...

Kết luận chương 3

Các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (lũ lụt, hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới, lũ quét, trượt lở đất) xảy với tần suất và cường độ ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến phức tạp của nó đã và đang gây tổn thất lớn đến người dân, không chỉ tính mạng mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên.

Các nhân tố tác động gây tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: điều kiện địa chất, địa hình, chế độ mưa; các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây khô nóng…; chế độ thủy văn phân hóa sâu sắc theo mùa; lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật đang ngày càng xuống cấp; sự thiếu hiểu biết của con người trong việc bảo vê môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 4

DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA CÁC TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI Ở

HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1. Dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

4.1.1. Cơ sở dự báo nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông,tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơ sở để dự báo nguy cơ các tai biến thiên nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế là dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cho Việt Nam; hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (đã được trình bày ở phần 2.2 trong chương 2) và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

4.1.1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

- Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản trung bình, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3oC so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng thì nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè [4].

- Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Theo kịch bản trung bình, tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam [4].

* Kịch bản biến đổi khí hậu riêng cho Thừa Thiên Huế được Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường xây dựng dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính do IPCC đề xuất.

- Về nhiệt độ:

Bảng 4.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1890 - 1999 của Huế ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao [7]

Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

B1 0,6 0,9 1,1 1,3 1,5 1,7 1,8 1,9 2,0 B2 0,6 0,8 1,1 1,3 1,5 1,8 2,1 2,2 2,5 A2 0,5 0,8 1,1 1,4 1,7 2,2 2,6 3,1 3,5

Với kịch bản trung bình thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,50C và sẽ tăng đáng kể trong các tháng từ 12 - 2 (3,10C). Theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng tới 3,50C và trong các tháng 3 - 5 có thể lên tới 4,10C (phụ lục bảng 9). Với mức tăng nhiệt độ cao này, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế - xã hội và các hệ sinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tai biến thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, bão... chắc chắn sẽ xảy ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn.

+ Về lượng mưa:

Bảng 4.2. Mức thay đổi tỷ lệ (%) lượng mưa qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1890 - 1999 của Huế ứng với các

kịch bản phát thải từ thấp đến cao [7]

Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

B1 2,8 3,9 5,0 6,0 6,8 7,5 8,1 8,5 8,7 B2 2,7 3,6 4,8 5,7 7,2 7,9 9,0 9,7 10,7 A2 2,5 3,6 4,7 6,2 8,8 9,5 11,4 13,5 15,6 Lượng mưa bình quân năm tại Huế trong trường hợp mô phỏng phát thải thấp đến năm 2100 có thể tăng 8,7%. Các tháng mùa khô có thể giảm 2,5%, ngược lại trong các tháng mùa mưa tăng từ 10 - 20%, mùa mưa sẽ kéo dài hơn. Trong trường hợp mô phỏng phát thải cao, lượng mưa trong mùa mưa có thể tăng đến 24,7% (phụ lục bảng 10). Như vậy, nguy cơ các tai biến tự nhiên đặc biệt lũ lụt sẽ gia tăng về quy mô, cường độ và sức tàn phá.

4.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020a) Mục tiêu kinh tế a) Mục tiêu kinh tế

- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 – 2010 đạt 15 – 16%; thời kỳ 2011 – 2020 đạt 12 – 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 – 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm 2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế);

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: dịch vụ 45,9%, công nghiệp – xây dựng 42,0%, nông – lâm – ngư nghiệp 12,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% - 8,0% và đến năm 2020 là 47,4% - 47,3% - 5,3%; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020;

- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 – 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14% vào năm 2020.

Mục tiêu kinh tế cụ thể cho từng ngành kinh tế:

* Về du lịch, tốc độ tăng trưởng về số lượng khách du lịch từ 15 - 20%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020.

* Về công nghiệp, phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 15% giai đoạn 2011 - 2015 và 14% giai đoạn 2016 - 2020. Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, hạ tầng các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền, Phú Đa, La Sơn, Quảng Vinh.

* Về nông - lâm - ngư nghiệp, nâng giá trị bình quân 1 ha canh tác đất nông nghiệp lên trên 50 triệu đồng, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, ổn định tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp với nhịp độ 3% giai đoạn 2011 - 2020. Nâng độ che phủ rừng trên 60% vào năm 2020. Khai thác tổng hợp vùng ven biển, đầm phá nước lợ và sông đầm nước ngọt; kết hợp đảm bảo tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy hải sản và môi trường sống ven biển, đầm phá. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt nhịp độ tăng trưởng 8 – 9 % thời kỳ 2011 - 2020.

* Về nhu cầu sử dụng nước, trong Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020: Chủ động tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng các loại cây cần tưới trên địa bàn tỉnh (tần suất đảm bảo 75%) và toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản. Cấp đủ nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho 100% dân số nông thôn với mức thấp nhất 60 l/người/ngày đêm và 100% dân số khu vực đô thị từ mức 150 - 180 l/người/ngày đêm; đảm bảo đủ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, các lĩnh vực thương mại và dịch vụ khác.

b) Mục tiêu xã hội

- Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;

- Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 – 2010 dưới 1,2%,

Một phần của tài liệu nghiên cứu các tai biến thiên nhiên ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp phòng tránh (Trang 72)