7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
4.2.2.2. Giải pháp phi công trình
* Tăng cường chức năng lớp phủ thực vật
Quản lí và tăng cường lớp phủ thực vật là một biện pháp phi công trình có hiệu quả nhằm hạn chế các tai biến thiên nhiên.
- Tăng cường chức năng điều tiết dòng chảy của lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng bằng việc bảo vệ khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Tả Trạch, cấm các hoạt động khai thác để làm nương rẫy, tích cực trồng thêm nhiều hecta rừng mới…
- Tổ chức khai thác tốt các khu rừng theo phương án tuyển chọn và gây dặm cây mới.
- Đối với những vùng đất dốc, tầng đất mỏng, đầu nguồn cần tổ chức định canh định cư cho số dân tộc ít người; tăng cường trồng rừng, để đảm bảo khả năng phòng hộ, cần trồng 5.000 - 7.000 ha/năm; xây dựng mô hình sản xuất VACR với diện tích vài ha trở lên cho một hộ gia đình.
* Các giải pháp về khoa học kĩ thuật và công nghệ
- Xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc phòng chống tai biến thiên nhiên từ tỉnh đến xã.
- Nâng cao năng lực dự báo tai biến thiên nhiên cho trạm khí tượng thủy văn huyện. - Lập bản đồ dự báo tai biến thiên nhiên: tiến hành khảo sát, điều tra, tìm kiếm. phát hiện những vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, lũ quét, trượt lở đất cao, lập bản đồ để có cơ sở phòng, chống các tai biến thiên nhiên này.
- Xây dựng hệ thống các biển cảnh báo trên các vùng, các tuyến đường có nguy cơ trượt lở để phòng tránh, tại các vị trí xung yếu, các điểm trượt lở cần bố trí lực lượng trực chỉ dẫn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm….
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về thiên tai ở Thừa Thiên Huế và nghiên cứu qui luật diễn biến của tai biến thiên nhiên trên địa bàn, trên cơ sở đó nghiên cứu các giải pháp ứng phó với các loại tai biến thiên nhiên có thể xảy ra.
* Giải pháp về kinh tế
- Thúc đẩy công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
- Đối với nông nghiệp: lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp kết hợp với cơ cấu mùa vụ hợp lý nhằm giảm bớt thiệt hại cho tai biến thiên nhiên gây ra.
- Đối với công nghiệp: kiểm soát việc khai thác khoáng sản trên địa bàn nhằm hạn chế tác hại do nạn khai thác bất hợp pháp làm hủy hoại môi trường sống và gây ô nhiễm môi trường sinh thái,…
* Giải pháp tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân
Con người là chủ thể của tự nhiên, hoạt động sống và sinh hoạt của con người có tác động lớn đến tự nhiên, bên cạnh một số hoạt động tích cực thì của yếu là hoạt động tiêu cực, làm gia tăng các tai biến thiên nhiên. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng tránh và giảm nhẹ tai biến, những chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai tới tận người dân bằng nhiều hình thức khác nhau như:
- Lồng ghép, đưa kiến thức về thiên tai vào chương trình học phổ thông.
- Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống tai biến thiên nhiên cho cộng đồng trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Tổ chức thông tin và tuyên truyền về các hình thái tai biến thiên nhiên và biện pháp phòng chống qua hệ thống thông tin đại chúng. Tăng cường các chương trình phổ biến kiến thức thường xuyên trên đài truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế, báo, đài phát thanh huyện Nam Đông, các đài phát thanh ở các xã và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
* Giải pháp hành chính
Việc ban hành các văn bản luật, dưới luật như: luật bảo vệ rừng, luật đất đai… là rất cần thiết và là một trong những biện pháp hữu hiệu duy trì trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nạn chặt phá rừng…góp phần hạn chế các tai biến trên địa bàn dân cư. Biện pháp này bao gồm:
- Hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. - Xây dựng luật phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.
- Ban hành các chính sách cứu trợ, chống đầu cơ tăng giá phục hồi sản xuất và môi trường sau tai biến.
- Ban hành các chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các tai biến.
- Xử lí nghiêm các hành vi phá hoại các công trình phòng, chống thiên tai, các hoạt động phá rừng, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường.
Kết luận chương 4
Đề tài đã dự báo được nguy cơ xảy ra các tai biến thiên nhiên trên địa bàn huyện Nam Đông theo các kịch bản phát thải.
Đề xuất các giải pháp công trình phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra bao gồm Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống đường 14B và các tuyến đường liên xã, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật ở các vùng xung yếu; xây dựng công trình dự báo hạn tu sửa bờ vùng, bờ thửa, nạo vét kênh mương thủy lợi, khơi thông dòng chảy lắp thêm ống dẫn nước công suất lớn, tải nước về các trạm bơm đảm bảo mặt cắt thiết kế, đắp chặn các trục tiêu nội đồng; trồng và bảo vệ rừng; khai thông các đường thoát lũ, xây dựng đê, tường chắn lũ quét, phân dòng lũ, đắp bờ giữ nước ở sườn dốc; xây dựng tường chắn, kè chống xói lở, hệ thống cọc chống đỡ ở chân sườn dốc với hệ thống móng đặt sâu dưới mặt trượt và nằm trên nền đá gốc;... Nhóm các giải pháp phi công trình bao gồm tăng cường chức năng lớp phủ thực vật; tăng cường chức năng điều tiết dòng chảy của lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng; ứng dụng các giải pháp về khoa học công nghệ vào việc dự báo các tai biến thiên nhiên ở huyện, thúc đẩy công tác chuyển dịch cơ cấu kinh; quy hoạch và điều chỉnh các điểm dân cư; nâng cao ý thức của cộng đồng về tính tích cực, ban hành và hoàn thiện các văn bản hành chính pháp luật về phòng chống, giảm nhẹ tai biến, chủ động trong phòng tránh, ứng phó với tai biến.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ