Động đất kích thích do việc tích nước hồ chứa thủy điện Sơn La

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 92)

Động đất kích thích ở các khu vực hồ chứa là hiện tượng tăng hoạt động

động đất tại đó khi các hồ chứa được tích nước. Hiện tượng này đã xảy ra ở nhiều hồ chứa trên Thế giới. Ở Việt Nam, động đất kích thích đã xảy ra ở khu vực hồ thủy

điện Hòa Bình vào những năm đầu sau khi hồ tích nước ở cao trình 86m, trong đó

điển hình nhất là trận động đất xảy ra vào ngày 23/5/1989 với độ lớn M = 4,9, độ

sâu chấn tiêu h=6km, gây chấn động cấp VII (theo thang MSK) ở vùng chấn tâm kéo dài suốt từ Bình Thanh đến TP. Hoà Bình làm hư hại nhiều nhà cửa.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng động đất kích thích mạnh ở các khu vực hồ

chứa chỉ xảy ra trong những điều kiện địa chất nhất định và coi động đất kích thích là sự giải phóng sớm ứng suất kiến tạo đã được tích luỹđến mức tới hạn. Dưới tác động của áp lực cột nước trong hồ chứa làm biến dạng đáy hồ, làm gia tăng ứng suất, tăng áp suất lỗ rỗng, đồng thời nước thấm sâu vào lòng đất làm giảm ma sát ở các mặt trượt của đứt gãy. Sự tồn tại các đứt gãy kiến tạo trong khu vực hồ chứa và ứng suất kiến tạo ở đó đã tích luỹ đến mức tới hạn được coi như những điều kiện cần. Qua nhiều trường hợp động đất kích thích xảy ra do việc tích nước hồ chứa, người ta nghiệm thấy rằng các đặc trưng của hồ chứa như độ sâu, diện tích hồ, dung tích hồ,…cũng là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến điều kiện phát sinh động đất kích thích. Trong điều kiện địa chất thoả mãn điều kiện cần nêu trên, các nhà khoa học cho rằng động đất kích thích mạnh nguy hiểm có thể xảy ra nếu thể tích nước trong hồ lớn hơn 1tỷ m3, độ sâu lớn hơn 90m, diện tích mặt thoáng lớn hơn 10.000km2 .

Đến nay, thuỷđiện Sơn La đã tích nước lên cao trình 215m, diện tích lưu vực của lòng hồ phủ rộng 43.760 km2, thuộc địa phận của 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Hồ thủy điện Sơn La có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5 km, chiều dài lòng hồ tính từ điểm ngăn đập tại địa phận thị trấn Ít Ong (Mường La) ngược lên phía thượng nguồn thuộc thị xã Mường Lay (Lai Châu) vào khoảng 120 km, dung tích hồ chứa đạt 9,26 tỷ m3 nước. Trong khuôn khổĐề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL.2009T/09 do TS. Lê Tử Sơn chủ trì, đã lắp đặt 6 trạm quan trắc động đất xung quanh khu vực đập thủy điện Sơn La để quan sát động đất kích thích xảy ra ở

khu vực hồ chứa trong quá trình tích nước. Các trạm quan trắc động đất này bắt đầu ghi nhận động đất từ 15/4/2009 đến nay. Theo kết quả quan trắc từ tháng 11/2011

đến tháng 01/2012 (tức là từ sau khi hồ tích nước đạt đến cao trình 215m ) cho thấy xung quanh vùng đập đã xảy ra 62 trận động đất yếu (có độ lớn dao động trong khoảng M=0,8-2,9) trong đó trên đới đứt gãy ML - BY quan sát được 27 trận (M=0,8-2,3). Hiện tượng tăng số lượng các trận động đất yếu sau khi hồ chứa tích nước đến cao trình 215m chắc chắn đây là biểu hiện của động đất kích thích thời kỳ đầu, vị trí của chúng được thể hiện ở Hình 4.10 dưới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)