Từ những kết quả nhận được ở trên, có thểđưa ra một số kết luận như sau: - Trong khoảng thời gian từ năm 1900 - 10/2011, dọc theo đới đứt gãy đã xảy 18 trận động đất trong đó lớn nhất là trận động đất có M= 4,8. Số liệu động
đất này tuy chưa phản ánh hết khả năng sinh chấn của đới đứt gãy, nhưng cho phép khẳng định hoạt động của đới đứt gãy ML - BY có phát sinh động đất trong giai đoạn Hiện đại.
- Phân bố của các động đất đã quan sát thấy trong khu vực nghiên cứu phản ánh quy luật phân bố không gian của động đất, đó là động đất tập trung thành từng dải hẹp nằm trong đới phá huỷ kiến tạo của đứt gãy và thường tập trung ở nơi đứt gãy chính chuyển phương từ TB-ĐN sang á vĩ tuyến hoặc ở những nơi xuất hiện các đứt gãy nhánh tì vào đứt gãy chính kiểu kiến trúc đuôi ngựa. Độ sâu chấn tiêu của động đất phân bố với giới hạn trên 5km và giới hạn dưới 18km, chủ yếu tập trung trong khoảng 10-15km.
- Phân tích cơ cấu chấn tiêu của một số trận động đất cho thấy cơ chế của chúng đều tuân theo trường ứng suất hiện đại và các đặc trưng dịch trượt của đới
đứt gãy.
- Kết quả xây dựng đồ thị lặp lại động đất khu vực nghiên cứu cho giá trị
b=0,95244, điều này có thể đi đến nhận định rằng mức độ hoạt động động đất trên
đới đứt gãy ở mức trung bình, tương đương với mức độ hoạt động động đất của vùng Đông Bắc Việt Nam.
- Kết quả quan trắc từ tháng 11/2011 đến tháng 01/2012 (tức là từ sau khi hồ
thủy điện Sơn La tích nước đạt đến cao trình 215m ) cho thấy xung quanh vùng đập
đã xảy ra 62 trận động đất yếu (có độ lớn dao động trong khoảng M=0,8-2,9) trong
đó trên đới đứt gãy ML - BY quan sát được 27 trận (M=0,8-2,3). Điều này cho thấy
đới đứt gãy đã phát sinh động đất kích thích do việc tích nước hồ chứa.
Những kết quả này là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu đánh giá động
Chương 5.
ĐÁNH GIÁ ĐỘNG ĐẤT CỰC ĐẠI CÓ KHẢ NĂNG XẢY RA TRÊN ĐỚI ĐỨT GÃY MƯỜNG LA - BẮC YÊN
Đánh giá độ lớn (magnitude) của động đất cực đại (Mmax) có khả năng xảy ra trong các vùng đứt gãy (các vùng nguồn) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác
đánh giá nguy hiểm động đất. Ở Việt Nam ba phương pháp thường được sử dụng để đánh giá động đất cực đại có khả năng xảy ra trong các vùng đứt gãy đó là phương pháp dựa trên nguyên lý ngoại suy địa chất, phương pháp sử dụng hàm phân bố cực trị Gumbel, phương pháp đánh giá theo kích thước đứt gãy (Nguyễn Đình Xuyên, 2001, 2004).