Về vị trí của đới đứt gãy Mường La B ắc Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 54 - 61)

Trên ảnh vệ tinh Cness/Spot, đới đứt gãy ML - BY được thể hiện rất sắc nét.

Ởđoạn đầu mút phía TB thuộc khu vực xã Tà Gia và xã Khoen On thể hiện cấu trúc dạng tuyến kéo dài liên tục có vách địa hình dựng đứng đôi chỗ còn để lại vách facet (xem Hình 3.1); Ở khu vực xã Pi Toong thể hiện một thung lũng dạng địa hào với một bên là các cấu trúc đẳng thước với một đầu hướng về phía thung lũng và bên kia là các cấu trúc nằm hỗn độn với các phương khác nhau (xem Hình 3.2); Ở

khu vực từ xã Chim Vàn đến xã Song Pe thể hiện cấu trúc sụt bậc địa hình dạng tuyến kéo dài liên tục (xem Hình 3.3); Ở khu vực từ Bắc Yên tới Tường Phù, dọc suối Bé và suối Bùa thể hiện trên ảnh là một thung lũng dạng tuyến tính đẳng thước có phương kéo dài á vĩ tuyến (xem Hình 3.4). Theo Cao Đình Triều và nnk. (2010)

quang cảnh của một thung lũng kiến tạo điển hình cùng với các vật liệu trượt lở quy mô lớn kéo dài gần như liên tục dọc theo đới. Tất cả những điều vừa trình bày chứng tỏ dọc theo các vị trí nêu trên chính là nơi mà đới đứt gãy chạy qua.

Hình 3.1 - Vị trí đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên trên ảnh vệ tinh Cness/Spot tại khu vực xã Tà Gia và xã Khoen On.

Hình 3.3 - Sự sụt bậc địa hình kéo dài thành tuyến trên ảnh vệ tinh Cness/Spot thể

hiện nơi đới đứt gãy ML - BY cắt qua tại khu vực xã Chim Vàn và xã Song Pe.

Hình 3.4 - Vị trí đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên trên ảnh vệ tinh Cness/Spot tại khu vực suối Bé và suối Bùa.

Kết quả giải đoán ảnh viễn thám và ảnh mô hình số độ cao (DEM) dọc theo

đới đứt gãy ML - BY cho thấy các lineament phát triển có độ dài ngắn khác nhau, chúng phân bố khắp diện tích nghiên cứu. Trong sốđó các lineament dọc theo các thung lũng sông, suối (sông Nậm Mu, suối Bùa,...), địa hào Pi Toong và chân sườn khối nâng Tú Lệ có mật độ cao và tập trung thành dải kéo dài từ TB xuống ĐN. Ở

vị trí các lineament tập trung thành dải này, học viên xác định đó là nơi đới đứt gãy ML - BY chạy qua (xem Hình 3.5).

Hình 3.5 - Sơđồ phân bố các lineament trên khu vực nghiên cứu.

Trong khu vực nghiên cứu, đứt gãy ML - BY có phương phát triển chủđạo là TB - ĐN (từ Tà Gia đến Chim Vàn) sau đó chuyển sang phương á vĩ tuyến (từ

(Than Uyên) chạy dọc theo sông Nậm Mu qua Khoen On tới suối Trai tại xã Mường Trai, sau đó tiếp tục chạy dọc theo suối Nậm Toong qua Pi Toong, Ít Ong tới Nậm Păm và kéo xuống gần sông Đà ở khu vực Mường La. Từ Mường La đứt gãy tiếp tục chạy song song với bờ trái sông Đà qua Chiềng Ban, Chiềng Hoa, ở

khu vực này đứt gãy bị lệch liên tiếp hai lần tại bản Chiến, bản Nong, rồi sau đó đứt gãy tiếp tục qua B. Mường Pia, B. Nà Sài đến B. Chim Thượng. Tại đây phương kéo dài của đứt gãy thay đổi, chuyển từ TB - ĐN sang phương á vĩ tuyến qua B. Chim Hạ, Bắc Yên, chạy dọc theo suối Bé, rồi cắt qua suối Sập ở khu vực bản Mòn, sau đó đứt gãy tiếp tục chạy dọc theo suối Bùa đến Gia Phù và Tường Thượng (xem Hình 3.6).

Đới đứt gãy ML - BY gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ phân nhánh từ đứt gãy chính. Trên ảnh DEM độ phân giải 30m và ảnh vệ tinh ASTER độ phân giải cao, đới đứt gãy ML - BY thể hiện là ranh giới giữa hai bên có cấu trúc ảnh, hoa văn ảnh, ton ảnh và độ xám ảnh khác nhau. Đới đứt gãy chạy trùng chân vách kiến tạo cao trên dưới 1000m với cánh ĐB đặc trưng bởi khối nâng Tú Lệ cao trên 2000m, còn cánh TN là lòng máng sông Đà có độ cao địa hình khoảng 800 - 1000m (Vũ Văn Chinh và nnk., 2006). Với các đặc trưng này, địa hình dọc theo đới đứt gãy có độ tương phản rất cao đã tạo lên sự phân bậc rất rõ nét giữa cánh ĐB và cánh TN (xem Hình 3.7, Hình 3.8 và Hình 3.9).

Hình 3.7 - Đới đứt gãy ML - BY trên ảnh mô hình sốđộ cao SRTM (độ phân dải 30m).

Hình 3.8 - Đới đứt gãy ML - BY trên ảnh vệ tinh ASTER độ phân dải cao.

Đứt gãy ML - BY đóng vai trò làm ranh giới giữa kiến trúc nâng Tú Lệ và kiến trúc sụt võng Sông Đà. Kiến trúc nâng Tú Lệđược tạo bởi các thành tạo phun trào và xâm nhập tuổi chủ yếu là Jura muộn - Creta. Kiến trúc sụt võng Sông Đà tạo bởi chủ yếu là các thành tạo trầm tích, phun trào tuổi Permi muộn - Trias muộn.

Đứt gãy ML - BY cắt qua gây dập vỡ mạnh mẽ các thành tạo lộ ra trên mặt của hệ tầng Mường Trai (T2 l mt), phụ phức hệ núi lửa Tú Lệ (τλK tl), Phụ phức hệ núi lửa Ngòi Thia (λτK nt), hệ tầng Viên Nam (T1 vn), hệ tầng Suối Bé (J-K sb). Qua đặc điểm này có thểđi đến nhận định rằng đới đứt gãy có từ trước Creta.

Hình 3.9 - Đới đứt gãy ML - BY trên ảnh mô hình sốđộ cao xây dựng từ bản đồđịa hình tỷ lệ 1/250 000.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 54 - 61)