Về biểu hiện hoạt động của đứt gãy ML-BY trong giai đoạn Hiện đại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 72 - 76)

Hoạt động hiện đại của đới đứt gãy ML - BY biểu hiện khá rõ qua các dấu hiệu sau:

* Dấu hiệu địa mạo: Đới đứt gãy ML - BY ngăn cách đới nâng Tú Lệ với đới sụt võng Sông Đà, vì thế hình thái địa mạo ởđây được đặc trưng bởi địa hình dạng vách một số nơi còn để lại các facet, đặc biệt là hệ thống sông suối và các đường chia nước đã bị đới đứt gãy cắt qua làm xê dịch dòng chảy tại khu vực Mường Trai, Bắc Yên, bản Mòn.

* Biên độ dịch trượt: Theo Nguyễn Văn Hùng (2002), tại khu vực Bắc Yên, trên một đoạn dài 30 km của đới đứt gãy các dòng suối lớn liên tiếp chảy qua bị xê dịch về bên phải với biên độ 1300m-2000m, các đường chia nước cũng bị xê dịch với biên độ từ 200m-800m. Qua tính toán, tổng biên độ dịch chuyển của đới đứt gãy tại đây đạt khoảng 1300-3000m (xem Hình 3.12). Tại khu vực Mường Trai, cũng với những dấu hiệu tương tự nhưng với biên độ nhỏ hơn, ở khu vực này đã tính

được tổng biên độ trượt bằng phải của đới đứt gãy là 600 - 1100m (xem Hình 3.11).

* Dấu hiệu viễm thám: Trên ảnh vệ tinh và ảnh mô hình số độ cao (DEM),

đới đứt gãy có biểu hiện rất sắc nét dưới dạng tuyến kéo dài liên tục phân chia hai vùng có cấu trúc ảnh, ton ảnh và hoa văn ảnh khác biệt nhau, nhiều nơi còn phát hiện những vách facet.

* Dấu hiệu địa hóa khí: Theo Nguyễn Văn Phổ (1999), dị thường khí Radon liên quan đến hoạt động của đới đứt gãy ML - BY ở khu vực Mường La đạt giá trị

cao (124.489Bq/m3), trong khi ở khu vực Pa Vinh - Tạ Bú các dị thường nằm trong khoảng 30.000 - 50.000Bq/m3, giá trị phông của khu vực là 5.000Bq/m3.

* Dấu hiệu dịch chuyển đứng: Theo kết quả nghiên cứu Tân kiến tạo và địa

động lực hiện đại khu vực công trình thủy điện Sơn La (Phan Trọng Trịnh, 1998),

đã đánh giá tốc độ chuyển động thẳng đứng giữa cánh treo (đới nâng Tú Lệ) và cánh nằm (đới sụt võng Sông Đà) theo tài liệu địa mạo 0,5-3,0 mm/năm, theo tài liệu đo lặp trắc địa 0,62- 1,7mm/năm.

* Dấu hiệu dịch chuyển ngang: Theo Nguyễn Văn Hùng (2002), nếu cho rằng các biến dạng trượt bằng phải của đới đứt gãy ML-BY xảy ra trong giai đoạn Pliocen - Đệ tứ thì tốc độ dịch chuyển sẽ là 0,12 - 0,6mm/năm, còn nếu cho rằng chỉ

mới xảy ra trong Đệ tứ thì tốc độ là từ 0,375-1,875mm/năm. Mặc dù các tính toán như vậy còn sơ lược, nhưng cũng đã cung cấp những khái niệm về vận tốc dịch chuyển của pha kiến tạo hiện đại trên đới đứt gãy.

* Dấu hiệu xuất lộ nước nóng - nước khoáng: Dọc đới đứt gãy ML-BY xuất lộ nhiều điểm nước nóng - nước khoáng như ở bản Mện, Ít Ong, bản Chiến, bản Tìm, B. Mường Pia, bản Vàn, B. Cao Đa, bản Mòn và một số nơi khác (xem Hình 3.19). Sự xuất lộ nước khoáng - nóng chứng tỏđới đứt gãy có biểu hiện hoạt động trong giai đoạn Hiện đại.

* Dấu hiệu nứt trượt đất: Hoạt động hiện đại của đới đứt gãy ML - BY là tiền đề gây nên một số điểm nứt - trượt đất. Theo kết quả nghiên cứu của Đào Văn Thịnh (2004), trong khu vực nghiên cứu các điểm trượt đất đã xuất hiện ở khu vực Mường La , Bắc Yên, Gia Phù và một số nơi khác (xem Hình 3.18).

Hình 3.18 - Khu vực nghiên cứu trên bản đồ tai biến trượt đất vùng Tây Bắc Việt Nam (Theo Đào Văn Thịnh, 2004).

* Dấu hiệu hoạt động động đất: Hoạt động động đất dọc đới đứt gãy được

đánh giá khá tích cực trong những năm vừa qua. Đây là bằng chứng không thể phủ

nhận về hoạt động hiện đại của đới. Trên đới đứt gãy đã ghi nhận được các trận

động đất điển hình sau: năm 1910 xảy ra trận động đất ở khu vực B. Chim Hạ có độ

Ngựa; ngày 06/10/1991 tại khu vực bản Ang xảy ra trận động đất có độ lớn M=4,8; ngày 21/7/2007 tại khu vực bản Nong cũng đã xảy ra trận động đất có độ lớn M=3,0; Gần đây ngày 26/11/2009 đã xảy ra trận động đất tại khu vực xã Chiềng Chăn có M=3,9 (xem Hình 3.19). Với các bằng chứng này đã khẳng định đới đứt gãy ML - BY vẫn tiếp tục hoạt động trong giai đoạn Hiện đại. Chi tiết về các trận

động đất trên đới đứt gãy sẽđược học viên trình bày ở Chương 4.

Hình 3.19 - Sơđồ thể hiện một số dấu hiệu hoạt động hiện đại của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)