Phương pháp đánh giá động đất cực đại theo kích thước đứt gãy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 99)

Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở mối liên quan giữa độ lớn M của

động đất với kích thước (chiều dài, chiều rộng, diện tích) của mặt đứt đoạn trong chấn tiêu động đất.

* Công thức dựa trên tài liệu động đất của Việt Nam: Động đất cực đại trên

đới đứt gãy đánh giá theo phương pháp này được xây dựng bởi Nguyễn Đình Xuyên (1996). Các công thức này được thiết lập theo tài liệu động đất của Việt Nam và có dạng như sau:

MSmax≤ 2 lg L(km) + 1,77 MSmax ≤ 4 lg H(km) + 0,50

trong đó, L - chiều dài đoạn đứt gãy nguyên vẹn, H - bề dày tầng sinh chấn. Lưu ý cả hai công thức phải đồng thời thỏa mãn.

Hệ công thức (5-1) biểu diễn mối tương quan giữa độ lớn M của động đất với kích thước chiều dài đoạn đứt gãy nguyên vẹn và bề dày tầng sinh chấn ở Việt Nam. * Công thức dựa trên tài liệu trung bình toàn cầu: Trong số rất nhiều công thức thiết lập theo số liệu toàn cầu thì các công thức của Donald L.Wells và Kevin J.Coppersmith (1994) có tính khái quát cao và chặt chẽ hơn cả. Các công thức này được thiết lập dựa trên cơ sở phân tích, xử lý tập số liệu của 244 trận động

đất ở các khu vực trên thế giới với độ sâu chấn tiêu nhỏ hơn 40km. Những trận

động đất này xảy ra ở rìa lục địa hoặc ở nội mảng có MS≥4,2. Mỗi trận động đất trong cơ sở dữ liệu này đều có đầy đủ các thông số về nguồn và các đặc trưng của

đứt gãy như mômen địa chấn, độ lớn, cơ cấu nguồn, độ sâu nguồn, kiểu trượt, chiều dài đới phá hủy trên mặt đất, chiều dài đới phá hủy dưới mặt đất, biên độ dịch chuyển cực đại, biên độ dịch chuyển trung bình, bề rộng đới phá hủy theo mặt nghiêng của đứt gãy và diện tích phá hủy. Trên cơ sở này các tác giảđã thiết lập các công thức tính Mmax theo sự tương quan chặt chẽ giữa magnitude moment (M) và các thông số phá hủy của đứt gãy cho dải magnitude M = 4,8 - 8,1.

Đối với đứt gãy trượt bằng:

- Tính theo chiều dài phá hủy trên mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 5,16 + 1,12 log (SRL) (5-2) - Tính theo chiều dài phá hủy dưới mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 4,33 + 1,49 log (RLD) (5-3) - Tính theo bề rộng mặt nghiêng phá hủy của đứt gãy:

M = 3,80 + 2,59 log (RW) (5-4) - Tính theo diện tích phá hủy trên đới đứt gãy:

M = 3,98 + 1,02 log (RA) (5-5) (5-1)

Đối với đứt gãy nghịch:

- Tính theo chiều dài phá hủy trên mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 5,00 + 1,22 log (SRL) (5-6) - Tính theo chiều dài phá hủy dưới mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 4,49 + 1,49 log (RLD) (5-7) - Tính theo bề rộng mặt nghiêng phá hủy của đứt gãy:

M = 4,37 + 1,95 log (RW) (5-8) - Tính theo diện tích phá hủy trên đới đứt gãy:

M = 4,33 + 0,90 log (RA) (5-9)

Đối với đứt gãy thuận:

- Tính theo chiều dài phá hủy trên mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 4,86 + 1,32 log (SRL) (5-10) - Tính theo chiều dài phá hủy dưới mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 4,34 + 1,54 log (RLD) (5-11) - Tính theo bề rộng mặt nghiêng phá hủy của đứt gãy:

M = 4,04 + 2,11 log (RW) (5-12) - Tính theo diện tích phá hủy trên đới đứt gãy:

M = 3,93 + 1,02 log (RA) (5-13)

Đối với đứt gãy trượt bằng có thêm hợp phần thuận hoặc nghịch: - Tính theo chiều dài phá hủy trên mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 5,08 + 1,16 log (SRL) (5-14) - Tính theo chiều dài phá hủy dưới mặt đất dọc theo đứt gãy:

M = 4,38 + 1,49 log (RLD) (5-15) - Tính theo bề rộng mặt nghiêng phá hủy của đứt gãy:

M = 4,06 + 2,25 log (RW) (5-16) - Tính theo diện tích phá hủy trên đới đứt gãy:

M = 4,07 + 0,98 log (RA) (5-17) trong đó: M - độ lớn của động đất cực đại,

RLD - chiều dài phá hủy dưới mặt đất dọc theo đứt gãy (km), RW - bề rộng đới phá hủy theo mặt nghiêng của đứt gãy (km), RA - diện tích phá hủy trên đới đứt gãy (km2).

Trên đây là các công thức tính cho từng kiểu đứt gãy. Các tác giả cũng chứng minh rằng kiểu dịch trượt, chế độứng suất và vùng địa lý không làm thay đổi đáng kể mối tương quan của kết quả tính được so với đường trung bình tổng hợp, chênh lệch chỉ trong phạm vi 0,2 đơn vịđộ lớn.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về đặc điểm kiến tạo hiện đại và hoạt

động động đất của đới đứt gãy ML - BY đã đánh giá ở Chương 3 và Chương 4, trong Chương này, học viên sẽ sử dụng phương pháp đánh giá động đất cực đại theo kích thước đứt gãy để xem xét khả năng xảy ra động đất cực đại trên đới đứt gãy. Kết quả tính toán sẽđược trình bày ở phần sau đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)