Các trận động đất xảy ra trên đới đứt gãy Mường La B ắc Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 79 - 85)

Đểđi vào xem xét chi tiết các trận động đất xảy ra trên đới đứt gãy ML - BY, trước tiên học viên sẽđiểm qua về quá trình ghi nhận các trận động đất xảy ra trên

đới đứt gãy cũng như trên toàn lãnh thổ miền Bắc nước ta.

Khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi đã được điều tra, khảo sát và ghi nhận tương đối tỷ mỷ qua nhiều công trình nghiên cứu như: Phân vùng động đất miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Hữu Thái, 1964); Phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam (Nguyễn Đình Xuyên và nnk., 1985); Nghiên cứu dự báo động đất và dao

động nền ở Việt Nam (Nguyễn Đình Xuyên và nnk., 2004); Phân vùng dự báo chi tiết động đất ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Nguyễn Ngọc Thủy và nnk., 2005),.... Các cuộc khảo sát này đã giúp phát hiện các trận động đất từ năm 1983 về trước như động đất cấp VII (theo thang MSK) ở Lai Châu (năm 1914), ở Điện Biên (năm 1920), ở Sơn La (năm 1926) và hầu hết các trận động đất cấp VI (theo thang MSK) và nhiều động đất cấp V (theo thang MSK). Các cuộc khảo sát cũng đã giúp làm chính xác vị trí chấn tâm động đất Điện Biên (năm 1935) có MS = 6,8 , động đất Tuần Giáo (năm 1983) MS = 6,7 , động đất Lai Châu (ngày 29 và 30 tháng 3/1993) có MS = 4,9 , động đất Mường Luân (ngày 27/6/1996) có MS = 4,9 , động đất Điện Biên (năm 2001) có MS = 5,3. Cũng nhờ các kết quả khảo sát, nghiên cứu nêu trên các tác giả đã xây dựng được bản đồ đường đẳng chấn và các đặc trưng động lực của chấn tiêu một số trận động đất mạnh và cảm thấy.

Số liệu động đất quan sát bằng máy, một phần được lấy theo các danh mục

động đất quốc tế (Richter, Gutenberg (1954); Rothe’ (1965); ISC, Trung Quốc), phần chính còn lại là số liệu quan sát của mạng lưới trạm địa chấn Việt Nam. Số

liệu của trạm địa chấn Phủ Liễn thời gian 1924-1944, 1957-1975, của trạm Sa Pa 1961-1975, của trạm Bắc Giang 1967-1975, của trạm Hoà Bình 1972-1975 tuy không cho phép định vị chấn tiêu động đất ghi được, nhưng đã giúp khẳng định các tài liệu động đất sau 1924 phát hiện qua điều tra thực địa. Từ năm 1976, mạng lưới trạm địa chấn miền Bắc Việt Nam có thêm trạm Tuyên Quang, được đồng bộ hoá máy địa chấn chu kỳ ngắn, đã giúp xác định được các thông số động đất MS ≥ 3.0 xảy ra trong khu vực.

Từ năm 1990 trong khu vực nghiên cứu có thêm 2 trạm địa chấn: Lai Châu và Điện Biên, năm 1995 được bổ xung thêm trạm Sơn La. Để phục vụ giai đoạn nghiên cứu khả thi về xây dựng công trình thuỷđiện Sơn La, từ tháng 5-1997 Viện Vật lý Địa cầu đã đặt thêm 6 trạm địa chấn chu kỳ ngắn, độ nhạy cao xung quanh khu vực công trình. Đó là các trạm Cò Nòi, Trạm Tấu, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Than Uyên, Mường La. Đặc biệt, từ tháng 9-1997 đến tháng 10-1998 Viện Vật lý

Địa cầu Strasbourg (Pháp) đã giúp thiết lập hệ thống trạm địa chấn đo xa ở khu vực công trình thuỷđiện Sơn La. Nhờ các hệ thống trạm nói trên, từ năm 1997 đến 2003 có thể quan sát đầy đủđộng đất có MS≥ 2 ở trong khu vực nghiên cứu.

Từ năm 2003 - 2007 trong khu vực nghiên cứu và lân cận, ngoài những trạm cũ được nâng cấp còn lắp đặt thêm những trạm mới như: Sông Mã, Mộc Châu, Lang Chánh, Hàm Rồng. Nhờ hệ thống mạng trạm này động đất có MS > 1 đã được quan sát đầy đủ hơn.

Từ năm 2007 đến nay trong đề án tăng cường mạng trạm địa chấn phục vụ

công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, ngoài những trạm cũ còn xây dựng thêm một số trạm mới, đặc biệt máy móc được bổ sung và thay thế bởi các máy ghi

địa chấn dải rộng. Trong thời gian từ 15/4/2009 đến nay, trong khuôn khổ Đề tài

độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL.2009T/09 do TS. Lê Tử Sơn làm chủ nhiệm đã thiết lập 6 trạm địa chấn (Mường La, Ngọc Chiến, Chiềng Lao, Mường Chùm, Bó

Mười, Chiềng Khoang) phân bố xung quanh hồ thủy điện Sơn La để theo dõi động

đất kích thích. Nhờ hệ thống mạng trạm này mà động đất xảy ra trên đới đứt gãy ML - BY trong thời gian qua đã được quan sát đầy đủ hơn.

Bên cạnh các tài liệu về điều tra thực địa và ghi nhận bằng máy thì tài liệu ghi chép bởi các nhà sử học cũng được quan tâm. Động đất Việt Nam theo tài liệu lịch sử ghi chép bắt đầu từ năm 114. Những mô tả thời bấy giờ chỉ chú trọng đến những trận động đất mạnh xảy ra ở những khu vực đông dân cư như tỉnh lị, huyện, các xã, thôn, buôn làng lớn. Mặc dù những thông tin có được tuy không nhiều nhưng rất quan trọng khi hoàn thiện danh mục động đất của Việt Nam. Nhờ vậy, danh mục động đất khu vực nghiên cứu được cập nhật khá chi tiết và đầy đủ.

Trên cơ sở tổng hợp tất cả các nguồn tài liệu nêu trên, các trận động đất xảy ra trong khu vực nghiên cứu đã được học viên đã tập hợp, liệt kê và trình bày trong bảng danh mục động đất dưới đây (Bảng 4.1)

Bảng 4.1- Danh mục động đất khu vực nghiên cứu (từ 1900 đến 10/ 2011)

Thời gian động đất Vị trí chấn tâm STT

Năm Tháng Ngày Giờ Phút Giây Vĩđộ Kinh độ

Độ sâu (km) M 1 1910 21,250 104,330 15 4,8 2 1930 12 21,580 104,000 12 4,6 3 1958 5 21,250 104,610 12 4,3 4 1977 5 22 0 52 34,3 21,300 104,460 10 2,6 5 1988 3 14 5 57 19,0 21,440 104,010 12 3,7 6 1991 10 6 17 50 44,9 21,382 104,173 7 4,8 7 1991 10 6 18 32 26,5 21,440 104,140 5 2,8 8 1991 10 11 9 6 23,1 21,360 104,180 11 4,4 9 1991 12 2 0 6 28,1 21,610 104,030 15 3,0 10 1992 8 14 21 13 12,6 21,260 104,260 10 3,3 11 1997 8 20 22 46 5,0 21,240 104,240 18 2,8 12 2004 11 12 15 41 39,0 21,640 103,810 9 2,8 13 2005 2 17 15 25 42,0 21,420 104,070 17 3,0 14 2006 10 13 13 39 2,0 21,500 103,980 10 2,5 15 2007 7 21 15 47 11,0 21,460 104,100 10 3,0 16 2009 11 26 11 47 0,2 21,324 104,151 10 3,9 17 2009 11 26 20 59 0,1 21,315 104,176 10 3,5 18 2009 12 9 0 33 0 21,345 104,164 10 2,8

Như vậy, theo danh mục động đất của Viện Vật lý Địa cầu từ năm 1900 đến tháng 10/2011 đã có 18 trận động đất xảy ra trong khu vực nghiên cứu, trong sốđó trận động đất lớn nhất có M = 4,8 và nhỏ nhất có M = 2,5. Trận động đất xảy ra vào lúc 17 giờ 50 phút 44,9 giây ngày 06/10/1991 tại vị trí có tọa độ 21,382 vĩ độ Bắc 104,173 kinh độ Đông. Trận động đất này thường được gọi với tên là động đất Tạ

Khoa có độ lớn M = 4,8 gây chấn động cấp VI - VII ở vùng chấn tâm thuộc khu vực phà Tạ Khoa, chấn động này kéo dài theo phương TB - ĐN (xem Hình 4.1). Động

đất đã làm nước trên một đoạn sông Đà vẩn đục và làm xô lệch mái ngói của một số

nhà ở khu vực bến phà Tạ Khoa. Đại đa số nhà cửa trong khu vực chấn tâm là nhà sàn nên trong lúc động đất xảy ra chúng chỉ bị rung lắc mạnh làm các cột nhà bị xê dịch và nghiêng nhưng không bị hư hỏng lớn. Sau trận động đất này còn phát hiện thêm gần chục dư chấn xảy ra trong vùng chấn tâm được bao quanh bằng đường

đẳng chấn cấp VI.

Hình 4.1 - Sơđồđường đẳng chấn động đất Tạ Khoa (ngày 06/10/1991) I = 6 - 7; h = 7 km; M = 4,8 (Nguyễn Đình Xuyên và nnk., 1996).

Thời gian gần đây, vào ngày 26/11/2009 trên đới đứt gãy ML - BY đã xảy ra 2 trận động đất tại khu vực gần đập thủy điện Sơn La. Theo kết quả xử lý của Phòng

Quan sát động đất, Viện Vật lý Địa cầu, hai trận động đất này có độ lớn như sau: trận thứ nhất có M = 3,9 (chủ chấn) và trận thứ hai có M = 3,5 (dư chấn). Theo kết quảđiều tra khảo sát của Cao Đình Triều và nnk. (2010) đánh giá độ lớn của của hai trận động đất này lớn hơn, trận thứ nhất có M = 4,7 còn trận thứ hai có M = 4,2.

Địa điểm xảy ra động đất được xác định qua kết quả điều tra thực địa của PGS.TS. Cao Đình Triều và các cộng sự như sau:

+ Trận động đất thứ nhất (động đất Bắc Yên) xảy ra lúc 11 giờ 47 phút 02 giây (giờ Hà Nội) ngày 26/11/2009 có vị trí chấn tâm tại bản Chim Thượng thuộc xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đường đẳng chấn của trận động đất này

được biểu diễn trong Hình 4.2. Trên hình vẽ ta thấy trục chính của đường đẳng chấn nằm trong phạm vi hoạt động của đứt gãy Mường La - Bắc Yên.

Chú giải :1.Đường đẳng chấn cấp VI ; 2.Đường đẳng chấn cấp V ; 3. Chấn tâm động đất Bắc Yên ; 4.Đứt gãy có biểu hiện hoạt động ; 5.Điểm khảo sát có cường độ chấn động cấp VI ; 6.Điểm khảo sát có cường độ chấn động cấp V.

+ Trận động đất thứ hai (động đất Mai Sơn) cũng xảy ra ngày 26/11/2009 vào lúc 20 giờ 59 phút 01 giây (giờ Hà Nội). Vị trí chấn tâm của động đất được xác

định tại Bản Hộc thuộc xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đường đẳng chấn của trận động đất được biểu diễn trong Hình 4.3. Theo kết quả này cho chúng ta thấy trục chính của đường đẳng chấn cũng có phương kéo dài trùng phương với phương của đứt gãy ML - BY và nằm trong phạm vi hoạt động của đới đứt gãy này.

Chú giải :1.Đường đẳng chấn cấp V; 2. Các đứt gãy có biểu hiện hoạt động;

3. Chấn tâm động đất Mai Sơn; 4. Các điểm khảo sát có cường độ chấn động cấp V.

Hình 4.3 - Sơ đồđường đẳng chấn trận động đất Mai Sơn (ngày 26/11/2009) (Cao Đình Triều và nnk. 2010).

Khi xây dựng cơ cấu chấn tiêu của hai trận động đất kể trên Hà Thị Giang và nnk. (2011) đã chính xác hóa lại độ lớn và vị trí của động đất. Trận động đất thứ

nhất xảy ra lúc 11 giờ 47 phút, ngày 26/11/2009 tại vị trí có tọa độ 21,324 độ vĩ

Bắc, 104,151 độ kinh Đông, độ sâu 10km, độ lớn ML=3,9. Trận động đất thứ hai (dư chấn của trận thứ nhất) xảy ra ngày 26/11/2009 lúc 20 giờ 59 phút tại vị trí có

tọa độ 21,315 độ vĩ Bắc, 104,176 độ kinh Đông, độ lớn ML=3,5, độ sâu 10km. Kết quả nhận được đưa lên sơ đồ khu vực nghiên cứu cho thấy chúng đều nằm trên địa bàn xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng kiến tạo hiện đại và hoạt động động đất của đới đứt cây Mường La - Bắc Yên (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)