Đứt gãy ML - BY mang tính phân đới giữa một bên là các khối núi có đỉnh cao trên dưới 2000m của đới nâng Tú Lệ (đỉnh núi cao nhất cao 2133m) với một bên là đới sụt võng Sông Đà có địa hình hạ thấp tương đối, các đỉnh núi ởđây có độ
cao từ 600m đến 1100m. Chính đặc điểm này đã tạo nên cho khu vực nghiên cứu một bức tranh tương phản và phân bậc vềđịa hình rất rõ nét (xem Hình 3.10).
Hình 3.10 - Địa hình dọc theo đới đứt gãy ML - BY trên ảnh 3D mô hình sốđộ cao SRTM.
Hệ thống sông suối trong khu vực nghiên cứu phát triển chằng chịt. Trong đó sông Đà là sông lớn nhất lại có lắm thác, nhiều ghềnh. Sông có hướng chảy từ phía TB xuống ĐN. Hiện nay lòng sông Đà trong khu vực nghiên cứu đã trở thành lòng hồ sau khi thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La tích nước. Tất cả các sông, suối
ở đây đều có xu hướng đổ nước vào lưu vực sông Đà. Hình thái các dòng suối và các đường chia nước liên tiếp bị xê dịch về bên phải trong giai đoạn Hiện đại do sự
chuyển dịch theo kiểu trượt bằng phải của đới đứt gãy ML - BY gây ra với biên độ
khác nhau. Biểu hiện bị xê dịch của chúng được thể hiện rõ nét nhất tại khu vực Mường Trai, Bắc Yên và khu vực Bản Mòn. Kết quả này đã được Nguyễn Văn Hùng (2002) tổng hợp và đánh giá (xem Hình 3.11 và Hình 3.12).
Hình 3.11 - Biểu hiện xê dịch các dòng suối do dịch chuyển phải của đới đứt gãy ML - BY gây ra tại khu vực Mường Trai (Nguyễn Văn Hùng, 2002).
Hình 3.12 - Biểu hiện xê dịch các dòng suối do dịch chuyển phải của đới đứt gãy ML - BY gây ra tại khu vực Bắc Yên (Nguyễn Văn Hùng, 2002).
Như vậy, địa hình dọc theo đới đứt gãy được đặc trưng bởi sự tương phản và phân bậc rất rõ nét. Để thể hiện đặc trưng này, học viên xây dựng 5 mặt cắt địa mạo qua đới đứt gãy (xem Hình 3.13). Kết quả nhận được đã phản ánh sự chênh cao địa hình ở đây rất khác biệt, phù hợp với đặc trưng được đánh giá ở trên.