Như đã trình bày ở mục 1.3.1 của Chương 1, trong giai đoạn Hiện đại khu vực nghiên cứu cũng như các khu vực khác trên bán đảo Đông Dương đều nằm trong trường ứng suất kiến tạo với phương nén ép á kinh tuyến, phương tách giãn á vỹ tuyến. Trong chuyến khảo sát ngày 13/11/2010 tại điểm lộ ML13 gần Nhà máy thủy điện Nậm Chiến 2, học viên cùng nhóm khảo sát của PGS. TS. Nguyễn Văn
Vượng đã đo vẽ được cặp khe nứt chính trong đá ryolit với mặt S1:175 75 W và mặt S2:150 70 E (xem Ảnh 3.1). Học viên tiến hành phân tích cặp khe nứt này để
xác định trạng thái ứng suất kiến tạo tác động lên vị trí điểm khảo sát. Kết quả phân tích được biểu diễn trên Hình 3.14. Kết quả này cũng không nằm ngoài trạng thái
ứng suất kiến tạo chung của khu vực nghiên cứu, với phướng nén ép á kinh tuyến, phương tách giãn á vỹ tuyến.
Ảnh 3.1 - Cặp khe nứt chính trong đá ryolit tại điểm lộ ML 13.
Hình 3.15 - Sơ đồ một sốđiểm khảo sát ở khu vực nghiên cứu.
* Thế nằm mặt trượt: Theo kết quả khảo sát địa vật lý trong Báo cáo kết quả
nghiên cứu bổ sung về đánh giá ảnh hưởng của động đất đối với công trình thủy
điện Sơn La tại tuyến Pa Vinh II do GS. TS. Nguyễn Đình Xuyên chủ biên (2001). Các tuyến trọng lực tại khu vực Bản Tim, Là Nong đều phát hiện được đới đứt gãy với chiều rộng khá lớn 500m đến khoảng 1000m (Là Nong) với thế nằm cắm khá dốc về phía ĐB, góc cắm 60-700. Các tuyến đo từ tại Là Nong, bản Tèn và bản Tong đều phát hiện được các dị thường từ rất lớn và rõ nét với bên độ từ 800nT đến 1200nT (trên tuyến bản Tèn) với chiều rộng đới phá huỷ 400 - 500m. Các tuyến đo
Theo Nguyễn Văn Hùng (2002), đới đứt gãy được đánh giá có mặt trượt nghiêng về phía ĐB với góc dốc 70 - 800, riêng đoạn á vĩ tuyến đứt gãy mặt trượt của đứt gãy cắm về phía ĐB với góc 600.
Theo Trần Văn Thắng và nnk (2005), kết quả xử lý khe nứt theo các phương pháp khác nhau cũng đều xác định mặt trượt của đới đứt gãy (đoạn có phương TB -
ĐN) cắm về phía ĐB với góc cắm 70- 750 .
Trên đèo Co Khét tại điểm lộ ML09 cũng xác nhận mặt trượt của đới đứt gãy ML - BY trên sét dăm vôi của hệ tầng Mường Trai cắm dốc đứng 75-800 (Ảnh 3.2).
Ảnh 3.2 - Mặt trượt cắm dốc đứng của đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên trên sét dăm vôi kiến tạo tại đèo Co Khét (Điểm lộ ML 09).
Như vậy, mặt trượt của đới đứt gãy được xác định là nghiêng về phía ĐB với góc cắm khá dốc khoảng 70 - 750 có nơi dốc hơn 75 - 800. Nhiều mặt trượt song song đường phương đứt gãy chứa các vết xước khá thoải và đôi khi gần như nằm ngang với góc pitch = 5 - 150 .
Một sốđứt gãy phụ phương TB-ĐN trên cánh ĐB có hướng cắm về phía TN với góc dốc 60 - 800, các đứt gãy phụ dạng vòng cung ở đầu ĐN hầu hết đều nghiêng về phía Bắc.
* Về cơ chế dịch trượt: Phân tích các yếu tốđịa mạo bị biến dạng dọc đới đứt gãy cho thấy pha trượt bằng phải còn để lại dấu ấn rõ nét tại các nhánh suối và các
đường chia nước tại khu vực Mường Trai và Bắc Yên (xem Hình 3.11 và Hình 3.12). Tại khu vực bản Mòn, dòng suối Sập đã bị đứt gãy cắt qua và làm xê dịch về
bên phải với biên độ khá lớn (xem Hình 3.16).
Hình 3.16 - Biểu hiện xê dịch suối Sập do dịch chuyển phải của đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên gây ra tại khu vực bản Mòn.
Tại điểm lộ ML09 trên đèo Co Khét cũng xác nhận đới đứt gãy ML - BY hoạt động với cơ chế trượt bằng phải (Ảnh 3.3).
Ảnh 3.3 - Mặt trượt thể hiện cơ chế trượt bằng phải của đới đứt gãy ML - BY
Khi phân tích dấu tích của lòng sông cổ trên ảnh máy bay số hiệu D11-5971 tại khu vực Bản Cun, B. Phiêng Cại, B.Tà Sài, học viên thấy xu hướng chuyển dòng (có thể nói là chuyển dòng đột ngột) của sông Nậm Mu (nhánh sông cấp 1 của sông
Đà) được thể hiện rất rõ ràng. Lòng sông hiện tại so với lòng sông cổ có lệch đi một
đoạn về bên phải, xu hướng chuyển dòng này phản ánh sự nâng cao của khối Tú Lệ
và hoạt động trượt bằng phải của đới đứt gãy ML - BY (xem Hình 3.17).
Hình 3.17 - Xu hướng chuyển dòng của sông Nậm Mu thể hiện sự nâng cao của khối Tú Lệ và sự trượt phải của đới đứt gãy ML - BY, trên ảnh máy bay D11-5971.
Như vậy, đới đứt gãy ML - BY hoạt động với cơ chế trượt bằng phải. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy khối Tú Lệ trên cánh ĐB được đánh giá là nâng cao còn khối Sông Đà trên cánh TN thì hạ thấp tương đối, với đặc trưng này chứng tỏ ngoài yếu tố trượt bằng phải còn có thêm hợp phần trượt ngịch. Hơn nữa, trong trường
ứng suất hiện đại trục nén ép cực đại có phương á kinh tuyến, với phương nén ép này cơ chế dịch trượt của đới đứt gãy sẽ là trượt bằng phải - nghịch trên đoạn phương TB - ĐN và nghịch - trượt bằng phải trên đoạn phương á vĩ tuyến.
* Đặc điểm phá hủy: Đứt gãy ML - BY mang tính phân đới. Ngoài đứt gãy chính còn có các đứt gãy phụ có độ dài ngắn khác nhau, chúng là các đứt gãy sinh kèm của đới đứt gãy chính. Trên cánh TN chúng cắt chủ yếu các đá có tuổi từ P2đến T3. Trên cánh ĐB chúng cắt chủ yếu các đá J-K ở nửa phần TB và các đá có tuổi từ
PR3 đến T3ở nửa phần ĐN. Dọc theo đứt gãy phát triển các thung lũng hẹp được phủ
bởi các trầm tích Đệ tứ. Đứt gãy làm dịch trượt các mạch thạch anh theo cơ chế trượt phải khi các mặt trượt cắt qua chúng với các biên độ khác nhau từ vài cm đến 25- 30cm, biểu hiện khá rõ ở khu vực bản Tim, phía Bắc Chiềng Tề và ở phía ĐB Hua Na (Trần Văn Thắng và nnk, 2009). Các đới phá huỷ, cà nát của đứt gãy được phát hiện tại bản Tong với đặc trưng đá phiến, bột kết của hệ tầng Mường Trai bị cà nát và, xiết ép và bị phong hoá khá mạnh tạo thành địa hình đặc trưng với các đồi thoải kiểu bát úp. Đới có chiều rộng cỡ 300m. Tại điểm lộ ML09 trên đèo Co Khét, đá vôi hệ tầng Mường Trai bị dập vỡ kiến tạo (xem Ảnh 3.4), cà nát dạng dăm kiến tạo (xem Ảnh 3.5). Tại khu vực bản Là Nong, các thành tạo phun trào bazơ bị xiết ép tạo thành đới cà nát kiến tạo rộng vài trăm mét. Đới phá huỷ dọc theo đứt gãy ở khu vực này được xác định có bề rộng dao động trong khoảng 200 - 750m.
Ảnh 3.4 - Đá vôi hệ tầng Mường Trai bị dập vỡ kiến tạo do hoạt động của đới
Ảnh 3.5 - Đá vôi hệ tầng Mường Trai bị cà nát dạng dăm kiến tạo do hoạt động của
đới đứt gãy ML - BY gây ra tại đèo Co Khét (Điểm lộ ML09).