Trong chuyên đề nghiên cứu trường ứng suất hiện đại khu vực Tây Bắc thuộc
đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08.10, Nguyễn Văn Vượng và nnk. (2004), đã xây dựng Bản đồ trường ứng suất hiện đại khu vực Tây Bắc. Theo kết quả này khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có giá trị ứng suất dao động trong khoảng từ 0,1-0,5bar (xem Hình 4.11), giá trị này không lớn song cũng là nhân tố gây nên động đất trên
đới đứt gãy ML - BY. Trạng thái ứng suất của khu vực nghiên cứu được thể hiện ở đây là định hướng trục sigma nằm ngang cực đại (trục nén ép) theo phương kinh tuyến. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích tài liệu địa chấn cho một số trận
động đất xảy ra trong thời gian gần đây.
Khi xem xét cơ cấu chấn tiêu của trận động đất Tạ Khoa do Lê Tử Sơn (2000) lập, cho thấy mặt đứt đoạn trong động đất có góc phương vị φs=1330, góc dốc α= 720 và góc trượt λ=1570. Chấn tiêu động đất có cơ chế trượt bằng phải có hợp phần nghịch. Ở đây mặt nodal phụ được xác định có góc phương vị φs=2310,
góc dốc α=680, góc trượt λ=200 và các trục ứng suất nén P có phương vị φ =-1780, góc lệch θ = 20; trục ứng suất giãn T có phương vị φs = 910, góc lệch θ= 290 (xem Hình 4.12). Với cơ cấu chấn tiêu của trận động đất này chứng tỏ khu vực nghiên cứu nằm trong trường ứng suất có trục nén ép cực đại theo phương á kinh tuyến
Hình 4.12 - Cơ cấu chấn tiêu của trận động đất Tạ Khoa M=4,8 ngày 06/10/1991 (Lê Tử Sơn, 2000).
xác định cơ cấu chấn tiêu của trận động đất xảy ra lúc 11 giờ 47 phút ngày 26/11/2009 và các dư chấn của nó (Dư chấn thứ nhất xảy ra ngày 26/11/2009 lúc 17 giờ 59 phút với ML=3,5; Dư chấn thứ hai xảy ra ngày 8/12/2009 lúc 27 giờ 33 phút với ML=2,8). Kết quả nhận được thể hiện trên Hình 4.13 cũng cho thấy trạng thái
ứng suất kiến tạo trong khu vực nghiên cứu có trục ứng suất nén ép theo phương á kinh tuyến và trục ứng suất tách giãn theo phương á vỹ tuyến, phù hợp với bối cảnh kiến tạo hiện đại của khu vực nghiên cứu. Hình 4.13- Sơ đồ biểu diễn cơ cấu chấn tiêu của trận động đất ngày 26/11/2009. (Hà Thị Giang và nnk., 2011). Kết quả biểu diễn cơ cấu chấn tiêu của các trận động đất phù hợp với đặc trưng động hình học của đới đứt gãy ML - BY cũng như các đứt gãy phụ có cùng phương TB - ĐN.