Tần suất lặp lại động đất (tức là số lần xuất hiện trong một năm với độ lớn M khác nhau của động đất) là đại lượng đặc trưng cho mức độ hoạt động động đất ở
mỗi vùng lãnh thổ. Nó được biểu diễn bằng độ nghiêng của đồ thị lặp lại động đất N(M) = f(M), từđó có thểđánh giá được tần suất lặp lại của động đất có độ lớn bất kỳ. Như vậy, trên cơ sở số liệu động đất thu thập được (danh mục động đất) chúng ta có thể đánh giá được mức độ hoạt động động đất thông qua các đại lượng biểu diễn bởi đồ thị lặp lại động đất. Đây là một quy luật cơ bản của chếđộđộng đất.
Đồ thị lặp lại động đất được xây dựng dựa theo công thức của Richter A.F., Gutenberg B., (1954). Đồ thị biểu diễn sự phân bố tần suất N* của động đất theo độ
lớn M và có dạng như sau:
log(N*) = a - bM , trong đó:
N*: số trận động đất có M ≥ MO sau khi đã loại bỏ tiền chấn chấn và dư chấn,
a : hệ số biểu diễn quan hệ giữa động đất lớn và động đất nhỏ trong khu vực thường phụ thuộc vào hoạt tính kiến tạo của khu vực,
b : hệ số biểu diễn mức độ hoạt động động đất trong khu vực.
Số liệu động đất thu thập được trên đới đứt gãy ML - BY từ năm 1900 đến nay là quá ít, chính vì thực tế khách quan này đã dẫn tới việc không thể tiến hành xây dựng đồ thị lặp lại động đất trên đới đứt gãy được. Để khắc phục tình trạng này học viên sử dụng kết quả phân chia hệ kiến tạo-địa động lực Kainozoi khu vực Tây Bắc Việt Nam của Lê Duy Bách và nnk. (2005) để lựa chọn diện tích lấy số liệu
động đất xây dựng đồ thị lặp lại. Trên Hình 1.9 ta thấy đới đứt gãy ML - BY đóng vai trò ranh giới giữa hai hệ kiến tạo địa động lực (hệ kiến tạo ĐĐL Hoàng Liên Sơn ở phía TB và hệ kiến tạo ĐĐL Sông Đà ở phía Tây Nam). Với kết quả này học viên coi diện tích mở rộng về hai bên dọc theo đới đứt gãy khoảng 25km (bao gồm một phần đới đứt gãy Sông Đà) là khu vực có điều kiện kiến tạo tương đối giống nhau. Dựa vào yếu tố này và đặc điểm phân bốđộng đất trên địa bàn khu vực Tây
Bắc, học viên đã sử dụng toàn bộ các trận động đất xảy ra trong diện tích theo phương án vừa nêu để xây dựng đồ thị lặp lại động đất cho đới đứt gãy ML - BY. Chấn tâm của các trận động đất xảy ra trên diện tích nghiên cứu được thu thập và biểu diễn ở Hình 4.8 dưới đây.
Hình 4.8 - Diện tích lựa chọn lấy số liệu động đất để xây dựng đồ thị
lặp lại động đất cho đới đứt gãy ML - BY.
Tập hợp số liệu động đất trong diện tích nêu trên được lấy từ năm 1900 đến tháng 1/2012 gồm có 67 sự kiện trong đó có 6 sự kiện diễn ra trong vòng 75 năm (từ 1900-1975). Trong khoảng thời gian này quá ít số liệu động đất, lý do như đã
trình bày ở phần 4.1, không phải do không có động đất mà do hệ thống mạng trạm thời bấy giờ còn thưa và thiếu nên không ghi nhận được động đất yếu xảy ra ở khu vực này. Vì thế học viên lựa chọn số liệu trong thời gian từ 1976 đến nay để xây dựng đồ thị lặp lại động đất cho đới đứt gãy ML - BY. Các trận động đất đưa ra trên Hình 4.8 được lấy từ 1976 - 1/2012 (các sự kiện phụ thuộc đã được loại bỏ). Kết quả nhận được sau khi dựng đồ thị lặp lại động đất trên diện tích nghiên cứu (xem Hình 4.9) cho ta các đại lượng về mức độ hoạt động động đất như sau: a=2,9685 và b=0,95244. Động đất xảy ra ở đây chủ yếu là các động đất nhỏ (M<3,5), các động
đất mạnh xuất hiện với tần suất thấp, đặc biệt là các động đất M≥4,4 chỉ xảy ra ở đây có 1 trận M=4,4; 1 trận M=4,6 và 3 trận M=4,8 trong suốt 37,3 năm. Theo đồ
thị có thểđánh giá mức động đất đại diện của thời kỳ 1976 - 1/2012 là M = 3,5 và
động đất cực đại M=5,0. Giá trị b trong kết quả này khá phù hợp với kết quả mà Lê Tử Sơn (2012) lập cho khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La (b = 0,9). 3.2 3.4 3.6 3.8 4 4.2 4.4 4.6 4.8 5 -1.8 -1.6 -1.4 -1.2 -1 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 Ms lg (N *) Data: 1976 - 1/2012 Lg(N*) = 2.9685 - 0.95244 Ms Hình 4.9 - Đồ thị lặp lại động đất trên diện tích nghiên cứu.