Dựa vào số liệu động đất đã xảy trên đới đứt gãy ML - BY ghi trong bảng 4.1, học viên đã đưa vị trí của các trận động đất này lên trên sơđồ diện tích khu vực nghiên cứu (xem Hình 4.4).
Hình 4.4 - Sơđồ phân bố chấn tâm động đất trên đới đứt gãy ML - BY.
Phân bố chấn tâm của các trận động đất ở Hình 4.4 cho chúng ta thấy các trận động đất lớn đều nằm trên đới phá hủy (đới động lực) của đới đứt gãy ML - BY. Trên phân đoạn Tà Gia - Bản Chiến động đất xảy ra thưa thớt, trận động đất có
của đới đứt gãy chính. Còn ở phân đoạn Bản Chiến - B. Cao Đa động đất tập trung nhiều hơn, chủ yếu xảy ra trên nhánh đứt gãy phụ, song song với nhánh chính tức là nằm trên cánh ĐN của đới đứt gãy, ở đây động đất xảy ra có độ lớn cao hơn với 2 trận động đất M = 4,8. Nếu quan sát chi tiết ta thấy động đất tập trung nhiều ở nơi
đứt gãy chính chuyển phương từ TB-ĐN sang á vĩ tuyến hoặc ở những nơi xuất hiện các đứt gãy nhánh tì vào đứt gãy chính kiểu kiến trúc đuôi ngựa.
Trên đây là phân bố theo diện của chấn tâm động đất dọc theo đới đứt gãy ML - BY. Để xem xét độ sâu phát sinh của các trận động đất này, học viên đã xây dựng mặt cắt phân bốđộ sâu của động đất xảy ra trên đới đứt gãy dọc theo phương từ TB xuống ĐN (xem Hình 4.5). Trên mặt cắt ta thấy sự phân bốđộ sâu phát sinh của các trận động đất trên phân đoạn Tà Gia - Bản Chiến bắt đầu ởđộ sâu 9km đến 15km, còn trên phân đoạn Bản Chiến - B. Cao Đa độ sâu của động đất thay đổi trong khoảng rộng hơn từ 5km đến 18km. Trên phân đoạn B. Cao Đa - B. Suối Lúa trong diện tích nghiên cứu có 2 trận động đất có độ sâu lần lượt là 10km và 12km. Như vậy, độ sâu phát sinh của động đất đã xảy ra trên đới đứt gãy có giới hạn trên là 5km và giới hạn dưới là 18km, chủ yếu tập trung trong khoảng từ 10-15km.
Hình 4.5 - Mặt cắt thể hiện sự phân bốđộ sâu của động đất trên
Để có một bức tranh sinh động hơn về phân bố độ sâu của động đất trên đới
đứt gãy, học viên đã chồng lớp thông tin độ sâu động đất lên trên lớp thông tin độ
sâu của mặt kết tinh, mặt conrad và mặt moho. Các mặt này được biểu diễn bằng các đường đẳng sâu dựa trên kết quảđo trọng lực do phòng Địa động lực, Viện Vật lý Địa cầu thực hiện trong Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08.10. Hình ảnh phân bố
chấn tiêu của động đất so với các mặt kết tinh, conrad và moho trong đới đứt gãy
được thể hiện ở Hình 4.6 dưới đây.
Hình 4.6 - Mối liên quan vềđộ sâu của động đất trên đới đứt gãy ML - BY với các mặt kết tinh, conrad và moho.