Các hệ kiến tạo - địa động lực được hiểu là các kiến trúc địa chất, nơi diễn ra các quá trình phân dị vật chất và cải biến kiến trúc dưới sự tác động của các trường lực kiến tạo khu vực và địa phương. Để phân chia các hệ kiến tạo - địa động lực thường dựa vào các yếu tố sau đây:
- Thành phần và kiến trúc của các thểđịa chất.
- Tuổi và sự tiến hoá của các thểđịa chất trong khối thạch quyển. - Các đặc trưng năng lượng của trạng thái nhiệt động vỏ Trái đất.
- Phương hướng và cường độ tác động của trường lực kiến tạo khu vực và địa phương dẫn đến chuyển động thẳng đứng và nằm ngang của các thểđịa chất.
Khi phân tích các đặc điểm kiến tạo, địa động lực và biến dạng Kainozoi khu vực Tây Bắc Việt Nam, Lê Duy Bách và nnk. (2005) đã xây dựng sơđồ các hệ kiến tạo - địa động lực Kainozoi ( xem Hình 1.9). Trên sơđồ này, khu vực nghiên cứu có
diện phân bố nằm trong 2 hệ kiến tạo - địa động lực: Hoàng Liên Sơn và Sông Đà. Hai hệ kiến tạo - địa động lực này ngăn cách nhau bởi đới đứt gãy ML - BY. Trong khu vực nghiên cứu hai hệ kiến tạo - địa động lực này chứa đựng các đơn vị cấu trúc khối sau:
Khối Tú Lệ: nằm kế tiếp phía Nam của khối Phanxipăng có ranh giới phía Tây là các đứt gãy Than Uyên và Mường La - Bắc Yên, phía Đông là các đứt gãy Suối Nha và Nghĩa Lộ - Hoà Bình. Khối thuộc hệ kiến tạo - địa động lực Hoàng Liên Sơn chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu và thuộc cánh ĐB của đứt gãy ML - BY. Khối có dạng tương đối đẳng thước và chiếm gần trọn vẹn trũng núi lửa - kiến tạo Tú Lệ có kiểu kiến trúc hoạt hoá nội mảng Mesozoi - Kainozoi. Nội bộ khối có sự phân dị địa hình và biến dạng kiến tạo phức tạp trong giai đoạn Pliocen - Đệ tứ. Khối bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy đa phương kết hợp với sự
nâng lên của khối đã tạo nên kiểu nâng phân dị khối tảng trong khu vực nghiên cứu.
Khối Tu Lý: thuộc hệ kiến tạo - địa động lực Hoàng Liên Sơn, khối nằm kề
phía TN của khối Hưng Khánh và phía ĐN khối Tú Lệ. Khối chiếm một phần nhỏở
góc phía Đông Đông Bắc trong phạm vi khu vực nghiên cứu. Ranh giới phía Nam của nó với khối Kim Bôi là đứt gãy Hoà Bình - Chiềng Ve phương vĩ tuyến và đứt gãy Trung Hà - Hoà Bình phương kinh tuyến. Móng uốn nếp Tiền Cambri ở đây phần lớn bị che phủ bởi các thành tạo Paleozoi kiểu thềm bị uốn nếp. Bức tranh biến dạng kiến tạo nhìn chung đơn giản, ít phân dị và biên độ thấp, tương tự khối Hưng Khánh. Về cơ bản nó có dạng một đới nếp vồng biên độ trên 1,8km và kéo dài theo phương TB-ĐN
Khối Sông Đà: là một khối hẹp nằm ở phần trung tâm khu vực Tây Bắc thuộc hệ kiến tạo - địa động lực Sông Đà. Khối kéo dài theo phương TB-ĐN dọc theo phần trung lưu thung lũng Sông Đà. Khối chiếm toàn bộ diện tích cánh TN của
đứt gãy ML - BY. Khối nằm kẹp giữa hai đới đứt gãy có biểu hiện trượt bằng phải là ML - BY ở phía Đông và Sông Đà ở phía Tây. Tại đây lộ móng uốn nếp Paleozoi giữa (khu vực nếp lồi Tạ Khoa) bao quanh là các thành tạo uốn nếp Trias muộn.
không phân dị và có biên độ thấp, thấp nhất so với các khối lân cận và vì vậy nó có dạng một “trũng địa hào”. Có hai vòm nâng quy mô nhỏ ở phía Đông Quỳnh Nhai (biên độ trên 2,8 km) và ởđầu mút ĐN khối (biên độ trên 1,8km).
Hình 1.9 - Sơđồ các hệ kiến tạo-địa động lực Kainozoi khu vực Tây Bắc-Việt Nam (Lê Duy Bách và nnk., 2005).
Chương 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU