Thị trường mục tiêu của Công ty

Một phần của tài liệu quản trị quan hệ khách hàng (Trang 26)

Trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển Công ty Que hàn điện Việt Đức đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ của Công ty

Bảng 1.4- Thị trường Công ty CP Que hàn điện Việt Đức theo khu vực hành chính

Thị trường tiêu thụ của công ty CP Que hàn điện theo khu vực hành chính

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Hà Nôi, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế, Quảng Bình và Các tỉnh Tây Nguyên.

Khánh Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.

Nhìn vào bảng tổng kết trên chúng ta thấy thị trường tiêu thụ của Công ty trải rộng hầu như trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa, đó mới chỉ là

những khu vực được thống kê theo hồ sơ về những khách hàng có quan hệ giao dịch trực tiếp với Công ty. Trên thực tế, các đại lý còn mở rộng hoạt động của mình sang các tỉnh lân cận. Điều đó cũng có nghĩa là thị trường thực tế của Công ty còn lớn hơn nhiều. Hiện nay sản phẩm của Công ty chiếm khoảng trên 30% thị phần que hàn điện trong cả nước chứng tỏ năng lực cạnh tranh của Công ty Que Hàn điện Việt Đức. Tuy thị trường tiêu thụ trải rộng trên cả nước tuy nhiên thị trường mục tiêu của Công ty chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, hoạt động của Công ty tại thị trường Miền Trung và Nam bộ còn khá nhỏ bé. Tuy nhiên với địa vị thị trường hiện tại và năng lực công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, Công ty CP Que hàn điện Việt Đức còn rất nhiều cơ hội phát triển. Hiện nay, tuy nhu cầu một số loại que hàn thông thường đã đi vào thế bão hoà, song thị trường vật liệu hàn cao cấp lại chỉ mới được khai phá. Mặt khác, sự bão hoà này chỉ xảy ra tại các khu vực thị trường tương đối phát triển so với trình độ chung của đất nước. Trong khi đó, trên lãnh thổ Việt Nam còn rất nhiều tỉnh mới bước vào con đường xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó, nhu cầu về vật liệu hàn phục vụ kiến thiết các vùng này sẽ lên cao trong tương lai không xa, bù đắp lại phần suy giảm do thị trường bão hoà tại các vùng khác. Không những thị trường trong nước mà thị trường quốc tế cũng ngày càng dễ tiếp cận hơn nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Nếu Công ty tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đồng thời xây dựng được chiến lược kinh doanh hợp lý thì tiềm năng phát triển của Công ty là rất lớn.

Theo dự báo, từ nay đến năm 2015, nhu cầu về vật liệu hàn tăng khoảng 15 - 20%/năm. Năm 2010, nhu cầu về que hàn là 50.000 tấn/năm và dây hàn là 20.000 tấn/năm. Nhu cầu sử dụng dây hàn điện ngày càng tăng, trong đó các ngành sử dụng chủ yếu dây hàn như ngành đóng tàu, chế tạo ô tô, xe máy, ngành gia công kết cấu kim loại sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới vì

vậy Công ty đang gấp rút tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu quản trị quan hệ khách hàng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w