Tổng quan về các mặt hàng SXKD

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Long Sinh (Trang 42)

d. Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí

2.1.3. Tổng quan về các mặt hàng SXKD

a. Bột cá:

Đây là sản phẩm mà công ty mới đưa vào SXKD vào năm 2006. Công ty

tiến hành thu mua nguyên vật liệu tươi về và tiến hành chế biến xay nhỏ thành thành phẩm và bán ra thị trường. Đây là nguyên liệu cần thiết để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Công ty không trực tiếp chế biến các loại thức ăn chăn nuôi nhưng là một

trong những nhà cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.

b. Phân bón lá sinh học:

Sản phẩm phân bón lá của Công ty được chia làm ba nhóm chủ yếu: Nhóm

phát triển rễ, nhóm kích thích cây ra hoa đậu trái và nhóm tăng cường sức đề kháng

cho cây.

Hiện nay sản phẩm phân bón lá là một trong những sản phẩm có mức doanh thu khá cao và đóng góp lớn vào tổng doanh thu của Công ty. Mỗi sản phẩm có tính năng phù hợp với từng loại cây trồng cụ thể nên rất được người nông dân tin

dùng.

c. Thuốc thú y thủy sản:

TTYTS cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của Công ty, tuy nhiên trong thời gian gần đây Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD sản

phẩm này.

Công ty bắt đầu sản xuất sản phẩm TTYTS từ năm 1999, đây có thể nói là một trong những sản phẩm được Công ty tiến hành sản xuất từ rất sớm và nó cũng

là một trong những mặt hàng chủ lực mang lại doanh thu chủ yếu cho Công ty. Sản phẩm TTYTS của Công ty chia làm bốn nhóm chính:

Nhóm men vi sinh: Đây là nhóm thuốc bổ sung các vi sinh vật có lợi cho nước, giúp phân hủy các chất mùn làm trong sạch nguồn nước.

Nhóm hóa chất: Cung cấp các chất kháng thể điều trị một số bệnh cho tôm,

Nhóm Vitamin: Nhóm này chủ yếu cùng cấp cho tôm sức đề kháng, kích

thích tôm bắt mồi, trưởng thành nhanh, phát triển đồng đều, tăng sức sống của tôm.

Nhóm khoáng chất: Nhóm này chủ yếu dùng để cải tạo môi trường nước, bảo

vệ môi trường đáy ao, ổn định lượng sinh vật phù du trong ao, diệt cá tạp và các sinh vật gây hại trong ao, ngăn ngừa các bệnh do ký sinh trùng gây nên.

Tùy theo mỗi nhóm có những sản phẩm cụ thể khác nhau, tùy theo điều

kiện của những cơ sở chăn nuôi, tùy theo giai đoạn phát triển của các loại thủy sản

và tùy từng loại bệnh khác nhau mà có những sản phẩm phù hợp.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD của Công ty TNHH Long Sinh:

Từ năm 2002, Công ty TNHH Long Sinh đã chuyển đổi cơ cấu quản lý Ban Giám đốc thành cơ cấu quản lý theo Ban Tổng Giám đốc.

Dưới Hội đồng thành viên là Ban Tổng Giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc. Đây là nhà quản lý cao nhất tại Công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động diễn ra tại Công ty và chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động sản

xuất linh doanh của Công ty.

Ban Cố vấn của Công ty gồm các chuyên gia nước ngoài, chuyên cố vấn cho

Tổng Giám đốc các vấn đề chuyên môn về hoạt động SXKD của Công ty.

Công ty có 3 bộ phận chính bao gồm: Bộ phận Quản trị Hành chính, Bộ phận

Marketing – Kinh doanh, Bộ phận Sản xuất.

Ngoài ra vào tháng 4 năm 2012, Công ty thành lập Ban ISO để quản lý hệ

thống ISO trong Công ty, hoạt động song song với hệ thống quản lý an toàn lao

động và sức khỏe nghề nghiệp – OHSAS. Ban ISO gồm 15 thành viên do Phó Tổng Giám đốc sản xuất làm Trưởng ban, Trưởng phòng Môi trường làm phó ban.

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Long Sinh

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Long Sinh

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC Ban Cố Vấn Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Marketing-Kinh Doanh Chi nhánh Đà Nẵng Bộ phận NV kinh doanh thuốc

Bộ phận NV kinh doanh Post

Bộ phận Marketing Bộ phận Kinh doanh phân bón Hành chính – Pháp lý Công nợ Phòng Kế toán Phòng Quản lý Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Thu mua Phòng Tổ chức Phó Tổng giám đốc Sản xuất Chi nhánh Long An Bộ phận Sản xuất Phòng Môi trường Bộ phận KCS Hóa nghiệm Bộ phận Kho

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

** Bộ phận Quản trị Hành chính

Do Tổng Giám đốc phụ trách, gồm các phòng ban chức năng: phòng Kế toán,

phòng Quản lý kinh doanh, phòng Kỹ thuật – Thu mua, phòng Tổ chức hành chính. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được giao, góp phần

hoàn thành tốt mọi mục tiêu chiến lược của Công ty.

 Phòng Kế toán: gồm 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng kế toán và 2 kế toán viên. Phòng Kế toán có nhiệm vụ: quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản, nguồn quỹ; tính toán giá thành, phân bổ chi phí, duyệt chi thanh toán và thanh toán theo thời hạn thoả thuận, thu hồi công nợ, lập bảng cân đối kế toán và hiệu quả SXKD, báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm; theo dõi về thuế...; Phụ trách quản lý bộ phận kế toán tại các chi nhánh; tham mưu cho cấp trên trong công tác quản trị tài chính, hoạch định doanh lợi, dự đoán và kiểm soát tài chính, quyết định đầu tư,...

 Phòng Quản lý kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên chuyên phụ trách công tác liên hệ với khách hàng, soạn thảo hợp đồng

thương mại, nhận đơn hàng, thông báo cho bộ phận sản xuất khi có đơn hàng, liên

hệ phương tiện vận chuyển, lập bảng kê bán hàng, báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh cho ban Tổng giám đốc và bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức các

chương trình khuyến mãi; theo dõi công việc liên quan tại các chi nhánh.

 Phòng kỹ thuật – Thu mua: chỉ có 1 trưởng phòng chuyên phụ trách việc thử nghiệm và đăng ký công bố chất lượng hàng hóa, thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, liên hệ mua nguyên liệu trong và ngoài nước. Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.

 Phòng Tổ chức hành chính: gồm 1 trưởng phòng và một nhân viên, phụ

trách công việc soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản, tính lương, theo dõi bảo hiểm của CB-CNV, liên hệ công việc hành chính pháp lý với các cơ quan quản lý Nhà

nước, tổ chức sự kiện trong Công ty, đồng thời quản lý tổ lái xe, xưởng vụ, tổ bảo vệ, tạp vụ và y tế.

Chia thành 2 nhóm sản phẩm do 2 phó Tổng Giám đốc quản lý. Ranh giới khu vực phụ trách theo địa lý: phía Bắc từ Bình Thuận trở ra, phía Nam từ Đồng Nai trở

vào.

 Nhóm sản phẩm thủy sản: do phó Tổng Giám đốc Marketing – kinh doanh trực tiếp phụ trách quản lý, bao gồm các bộ phận chức năng: chi nhánh Đà

Nẵng, bộ phận nghiệp vụ kinh doanh Thuốc, bộ phận nghiệp vụ kinh doanh Post và bộ phận marketing.

- Chi nhánh Đà Nẵng gồm 1 phó phòng quản lý kinh doanh, 1 thủ kho, 1 bảo vệ thực hiện công tác liên hệ khách hàng, phụ trách phân phối và theo dõi công nợ cho tất cả các mặt hàng của Công ty ở khu vực phía Bắc.

- Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh Thuốc TYTS gồm trưởng phòng và 6 nhân viên kinh doanh trực tiếp gặp gỡ người tiêu dùng, hộ nuôi thủy sản để hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm và nắm bắt thông tin thị trường. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo đầu bờ cho từng khu vực để thu hút khách hàng.

- Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh thức ăn tôm Post gồm 1 phó phòng và các nhân viên kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ giống như bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS. Tuy nhiên bộ phận kinh doanh Post chỉ hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam.

- Bộ phận Marketing được thành lập tháng 3 năm 2010 với 3 nhân viên,

đến nay gồm có 8 người là phó phòng và các nhân viên. Bộ phận Marketing có nhiệm vụ lập hồ sơ khách hàng toàn tuyến Bắc – Nam, hỗ trợ nhân viên kinh doanh tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuần lễ bán hàng, các sự kiện quảng cáo sản phẩm…

 Nhóm sản phẩm phân bón: do phó Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách, quản lý. Bao gồm bộ phận kinh doanh phân bón và phòng Hành chính – pháp lý – công nợ.

- Bộ phận kinh doanh phân bón sinh học có chức năng, nhiệm vụ như bộ

phận kinh doanh Thuốc TYTS.

- Bộ phận hành chính – pháp lý – công nợ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu công nợ và làm đại diện pháp lý cho Công ty nếu xảy ra những vụ việc liên quan đến khiếu kiện.

** Bộ phận sản xuất

Do phó Tổng Giám đốc sản xuất phụ trách, bao gồm chi nhánh Long An, bộ

phận sản xuất, phòng môi trường, phòng KCS – hóa nghiệm và bộ phận kho.

 Chi nhánh Long An (mới mở) bao gồm phó phòng Quản lý kinh doanh, phó phòng XNK và các công nhân Sản xuất, chức năng chính là trung chuyển hàng hóa phân phối các tỉnh thành khu vực phía Nam.

 Bộ phận sản xuất gồm 1 trưởng phòng quản lý, phó phòng, ca trưởng, các công nhân vận hành lò sấy và trực tiếp sản xuất.

- Bộ phận sản xuất Thuốc TYTS phụ trách sản xuất Thuốc TYTS bao bì nhỏ và bao bì lớn từ khâu nhập nguyên liệu đến đóng gói thành phẩm.

- Bộ phận sản xuất phân bón sinh học phụ trách đóng gói sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.

- Bộ phận sản xuất thức ăn tôm Post phụ trách sản xuất từ khâu nhập liệu

đến đóng gói thành phẩm.

- Bộ phận sản xuất bột cá phụ trách sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu đến

giai đoạn đóng gói bán thành phẩm và thành phẩm.

 Phòng môi trường – vật tư gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên chuyên phụ trách công tác xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, vệ sinh môi trường trong tất cả các phân xưởng sản xuất. Đồng thời vận hành lò hơi, quản lý tổ điện nước, cơ

khí toàn nhà máy.

 Phòng KCS – hóa nghiệm gồm 3 nhân viên phụ trách việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đối với nguyên liệu và thành phẩm.

Bộ phận thủ kho gồm thủ kho vật tư, thủ kho nguyên liệu và thủ kho thành phẩm, có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ việc bảo quản, xuất nhập kho vật tư, bao bì, nguyên liệu, thành phẩm.

Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Long Sinh.

Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chính công ty TNHH Long Sinh.)

Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận phân xưởng:

 Bộ phận Sản xuất gồm 3 phân xưởng chính

- Phân xưởng TTYTS: là một trong 3 phân xưởng sản xuất chính của

Công ty. Nhiệm vụ của phân xưởng là tổ chức và sản xuất ra mặt hàng chính là TTYTS.

- Phân xưởng Sản xuất bột cá:là một trong 3 phân xưởng sản xuất

chính của Công ty, có nhiệm vụ là tổ chức và sản xuất ra mặt hàng chính là bột cá.

Phó Tổng giám đốc Sản xuất Bộ phận Sản xuất - Trưởng phòng - Phó phòng - Ca trưởng - Ca phó Bộ phận Môi trường - Trưởng phòng Bộ phận KCS – Hóa nghiệm - Nhân viên KCS - Nhân viên hóa nghiệm Bộ phận Kho - Tổ trưởng Bộ phận cơ khí - Ca phó - Nhân viên Bộ phận điện nước - Tổ trưởng - Nhân viên Vận hành Lò hơi

Nhân viên kho

Bộ phận Thuốc Thú y thủy sản - Tổ trưởng - Công nhân Bộ phận Thức ăn giống thủy sản - Tổ trưởng - Công nhân Bộ phận Phân bón lá sinh học - Tổ trưởng - Công nhân Bộ phận Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi - Vận hành - Công nhân

- Phân xưởng Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: là phân xưởng chính

của Công ty. Giúp Công ty khai thác mọi nguyên liệu sẵn có trong nước cũng như

nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất mặt hàng bảo vệ thực vật.

 Bộ phận cơ khí điện nước: Gồm tổ trưởng và các nhân viên, bộ phận này có nhiệm vụ quản lý, bảo trì bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị được giao, quản

lý hệ thống cơ điện lạnh, máy móc thiết bị một cách thường xuyên. Đồng thời điều

hành tổ chức mọi hoạt động của phân xưởng nhằm khai thác tối đa các yếu tố, tay

nghề công nhân để phục vụ cho việc sản xuất diển ra liên tục không bị gián đoạn

bởi các yếu tố bất ngờ.

 Bộ phận hóa nghiệm KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật

liệu, thành phẩm, hàng hóa của Công ty theo các tiêu chuẩn kĩ thuật. Mặt khác, bộ

phận này còn kiểm tra giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của sản phẩm, cait tiến các sản phẩm mới. Tổ chức bảo

quản nguyên vật liệu, sản phẩm làm ra theo đúng tiêu chuẩn đã quy định

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình sản xuất trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường hoặc đem đi

xuất khẩu.

 Bộ phận phục vụ sản xuất:

- Bộ phận bốc xếp tạp vụ và bộ phận lái xe bảo vệ: Đây là hai bộ phận

có nhiệm vụ phục vụ cho hoạt động của Công ty diễn ra một cách nhịp nhành và liên tục. Bộ phận lái xe có nhiệm vụ đưa đón công nhân viên trong Công ty từ khu

Công nghiệp về và ngược lại, đồng thời còn có nhiệm vụ chở hàng.

- Bộ phận kho: Gồm kho vật tư, kho nguyên liệu, kho thành phẩm.

Mỗi kho có các thủ kho chịu trách nhiệm trong việc nhập xuất nguyên vật liệu,

thành phẩm, vật tư.

Tóm lại, Công ty TNHH Long Sinh bố trí cơ cấu sản xuất tương đối hợp lý,

phù hợp với công việc. Các bộ phận với chức năng và quyền hạn của mình đã làm việc khá tốt và có hiệu quả. Với số lượng lao động trong năm qua làm việc rất ổn định và dường như đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công việc và hoàn

thành đúng tiến độ. Do đó, đây là một cơ cấu hợp lý đảm bảo cho quá trình sản

2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn hiện nay của Công ty:

a. Thuận lợi:

- Được thành lập từ những năm 1997, sau gần 15 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y thủy sản, chế phẩm và thức ăn chuyên

dùng cho giống thủy sản, phân bón lá sinh học, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn

nuôi; công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hơn nữa, công ty cũng

đã có sẵn thị trường, khách hàng lâu năm.

- Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động không ngừng được chuẩn hóa, nâng

cao tay nghề, trang bị điều kiện lao động, thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đẩy

mạnh năng suất và chất lượng sản phẩm. Những hoạt động thiết thực đó đã ngày càng khẳng định ưu thế thương hiệu của công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh sẵn

sàng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Do Công ty nằm ở Trung Bộ và xây dựng các chi nhánh tại Long An và TP. Đà Nẵng nên có nhiều lợi thế về việc phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Hơn

nữa, hầu hết hàng hóa, nguyên vật liệu đều được mua và nhập tại các cảng ở Nha

Trang nên công ty ít phải tốn kém chi phí vận chuyển, giao nhận và các chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Long Sinh (Trang 42)