Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động của các nguồn vốn
nhằm thấy được tình hình sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình nguồn vốn bao gồm các nội dung sau:
- Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Khoản nợ phải trả
giảm về số tuyệt đối và số tương đối trong tổng nguồn vốn được đánh giá là tích cực vì nó thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, trong trường hợp do mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu về vốn, do đó khoản nợ phải trả tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng vẫn được đánh giá là tốt.
- Vốn chủ sở hữu: bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác.
Vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giá là tốt bởi vì nó biểu hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ đầu tư phát triển biểu hiện doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, liên doanh liên kết…
Ngoài ra, ta tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn để biết được từng loại
nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
nguồn vốn và xem xét kết cấu như vậy là hợp lý chưa. Nếu khoản nợ phải trả chiếm
tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh
1.3.2.2. Phân tích thông qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho
một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, ta cần phải phân tích sự biến động của các khoản mục trong bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích, so sánh mức độ và tỷ lệ biến động của kỳ
phân tích so với kỳ gốc cho từng chỉ tiêu. Đồng thời so sánh tình hình biến động của
từng chỉ tiêu so với doanh thu.
1.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính:
1.3.3.1. Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán:
Trong dòng luân chuyển tiền tệ của Công ty trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh luôn song hành các khoản phải thu và phải trả. Các chỉ tiêu này phản ánh một cách rõ nét nhất về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, khi tiến hành phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường dùng các chỉ tiêu sau: