Giống gà Đông Tảo

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 39)

Gà Đông Tảo (còn có tên gọi là Đông Cảo): có nguồn gốc ở thôn Đông Tảo xã Cấp Tiến huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, giống gà này được phát triển ra nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên, ngoài ra còn được nuôi ở tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, ...

Gà Đông Tảo có đặc điểm nổi bật là tầm vóc thô , đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có nhiều hàng vảy , xương to , nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da đỏ ở bụng và cổ (gà trống ); da màu trắng đục (gà mái ). Gà trống có lông màu mận chín (màu mã lĩnh ) chiếm đa số , con mái có màu lông điển hình chiếm đa số là xám xen k ẽ đốm đen, nâu (màu lá chuối khô). Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 33g/con (Nguyễn Đức Hưng trích dẫn của Sử An Ninh và đồng nghiệp, 2003)[14]. Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình con trống đạt 2,5 kg, con mái đạt 2,0 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi, con trống trung bình đạt 4,8 kg/con, con mái 3,5 kg/con (Theo tài liệu: Atlas các giống gia súc, gia cầm Việt Nam, 2004)[52]. Lúc trưởng thành con mái nặng 2,5 - 3 kg, con trống nặng 3,5 - 4 kg, sức đẻ bình quân 60 - 70 trứng/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 60g/quả, gà Đông Tảo thiên về hướng sản xuất thịt rõ rệt, có thể lai với các giống gà khác tạo giống gà nuôi thịt (Nguyễn Duy Hoan , Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn , Đoàn Xuân Trúc , 2004)[13].

Gà Đông Tảo có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to. Nhưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 hướng: Nuôi thuần chủng và lai tạo với các giống gà khác , gà trống Đông Tảo thường được dùng để lai với gà Ri, gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt được thị trường tiêu dùng chấp nhận . Đây là vốn gen quí dùng để lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.

Gà Lương Phượng Gà Đông Tảo (Đông Cảo)

Hình 1.1. Ảnh gà Lƣơng Phƣợng và gà Đông Tảo

(Nguồn: Atlas các giống gia súc, gia cầm Việt Nam,

http://www.vcn.vnn.vn/Post/atlat/Giongnoi/ga_dongtao.pdf) [52].

Việc sử dụng công thức lai giữa gà trống Đông Tảo với mái Lương Phượng tạo con lai có sức chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh, nâng cao khả năng sinh sản, phù hợp với điều kiện chăn nuôi bán chăn thả ở địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc. Con lai lớn nhanh, chịu đựng kham khổ tốt, chất lượng thịt thơm ngon.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là gà lai F 1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng) 01 ngày tuổi của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi - Viện Chăn nuôi .

- Thời gian nuôi từ 1 ngày tuổi đến 91 ngày tuổi (13 tuần). - Địa điểm: Tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .

2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu so sánh các đặc điểm năng suất của gà lai F 1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng ) và gà Lương Phượng thuần ở phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà lai F1 ở 2 phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả.

- Xác định tuổi giết mổ thích hợp của gà lai F1.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bảng 2.1:Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

L1 L2 L3 L1 L2 L3 L1 L2 L3

Giống gà Gà lai F1 Gà lai F1 Lương Phượng

Số lượng (con) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Thời gian nuôi (tuần) 13 13 13 13 13 13 13 13 13 Phương thức nuôi Nuôi nhốt Bán chăn thả Bán chăn thả Thức ăn

- Giai đoạn 1 - 4 TT WH 711

- Giai đoạn 5 - 8 TT WH 721

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh , gồm: Lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 nuôi gà lai F 1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng) khác nhau về phương thức chăn nuôi : Bán chăn thả và nuôi nhốt ; lô thí nghiệm 3 nuôi gà Lương Phượng thuần theo phương thức bán chăn thả . Mỗi lô thí nghiệm được bố trí nhắc lại 3 lần đồng thời trong cùng thời gian , mỗi lần nhắc lại là 100 con/lô. Giữa các lô đảm bảo đồng đều về giống , điều kiện chăm sóc, thời gian nuôi, thức ăn, thú y, ...

- Về tiêu chuẩn ăn cho gà thí nghiệm:

Áp dụng tiêu chuẩn ăn cho gà thịt lông màu của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn nuôi Quốc gia (Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, ấp trứng và thú y phòng bệnh cho gà, năm 2006)[40].

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn ăn của gà lông màu Giai đoạn Chỉ tiêu 0 - 4 tuần tuổi 5 - 8 tuần tuổi 9 tuần tuổi đến giết thịt

Năng lượng trao đổi (kcal/kg TĂ) 2900 2950 2900 - 3000

Protein thô (%) 19 18 17

Năng lượng/Protein 147,3 158,33 181,25

Methionin (%) 0,42 0,39 0,38

Lizin (%) 1,08 1,05 0,97

Canxi (%) 1,2 1,19 1,18

Phospho tổng số (%) 0,77 0,76 0,78

NaCl tổng số (%) 0,32 0,33 0,31

- Về điều kiện thí nghiệm:

+ Giống: Gà lai F1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng ) và gà Lương Phượng thuần nuôi thí nghiệm được cung cấp tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi - Viện chăn nuôi quốc gia .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương thức chăn nuôi :

+ Trong thời gian 4 tuần đầu, tất cả gà nu ôi thí nghiệm được nuôi nhốt hoàn toàn, cho ăn tự do cả ngày lẫn đêm (24/24h).

+ Từ tuần thứ 5 trở đi: Lô thí nghiệm 1 nuôi nhốt , lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 nuôi bán chăn thả .

- Về quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng, phòng trừ dịch bệnh:

Quy trình chăm sóc , nuôi dưỡng , phòng trừ dịch bệnh gà thí nghiệm được áp dụng theo quy trình chăn nuôi gà lông màu bán chăn thả - Viện Chăn nuôi quốc gia.

Bảng 2.3. Giá trị dinh dƣỡng của thức ăn nuôi gà thí nghiệm Các giai đoạn Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi 5 - 8 tuần tuổi 9 TT đến giết thịt Loại thức ăn WH 711 WH 721 WH 731

Năng lượng trao đổi (ME) Kcal/kg 2850 2950 3050

Protein thô (CP) % 19 18 17

Ca (min - max) % 0,8 - 1,2 0,8 - 1,2 0,7 - 1,5

P (max) % 0,62 0,55 0,5

NaCl (min - max) % 0,2 - 0,8 0,2 - 0,5 0,2 - 0,5

Ẩm độ % 14 14 14

Xơ thô % 5 5 5

Lyzin (min) % 0,8 1,1 1,05

Hooc môn 0 0 0

(Nguồn: Niêm yết trên sản phẩn của Công ty CP KTNN WELLHOPE Việt Nam)

+ Chế độ chăm sóc : Gà được nhập về và đưa vào chuồng nuôi lúc 1 ngày tuổi. Trước khi gà được đưa vào nuôi, chuồng trại và các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã được vệ sinh sát trùng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, khu vực sử dụng để thả gà cũng được rào cẩn thận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong 4 tuần đầu gà thí nghiệm được nuôi nhốt hoàn toàn với điều kiện như nhau. Đến tuần thứ 5 gà nuôi theo phương thức bán chăn thả được thả ra ngoài khu vực bãi thả (mật độ tối thiểu 2m2

/con) vào ban ngày và nhốt vào chuồng vào buổi tối.

+ Chế độ nuôi dưỡng : Thức ăn và nước uống được cung cấp tự do theo nhu cầu của gà thí nghiệm. Tất cả các lô thí nghiệm đều được cho ăn cùng một loại thức ăn cho gà lông màu do công ty Cổ phần KTNN WELLHOPE Vietnam sản xuất (sơ đồ bố trí thí nghiệm ). Giai đoạn đầu cho ăn tự do 24/24h, giai đoạn sau thức ăn được phân bố cả ở trong chuồng và ngoài vườn vào ban ngày , ban đêm cho ăn tại chuồng , sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và chiếu sáng bằng bóng điện vào ban đêm.

+ Chế độ phòng trừ dịch bệ nh: Toàn bộ gà thí nghiệm được phòng bằng các loại vacxin theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà lông màu

của Viện chăn nuôi .

Bảng 2.3. Lịch sử dụng vacxin cho gà thí nghiệm

STT Loại vacxin Tuổi sử dụng

(ngày) Cách dùng

1 Lasota lần 1 3 Nhỏ mắt, mũi

2 Đậu gà 7-10 Chủng màng cánh

3 Gumboro lần 1 7 Nhỏ miệng

4 Gumboro lần 2 18 Nhỏ miệng

5 Lasota lần 2 18 Nhỏ mắt, mũi

6 Newcastle hệ 1 35 Tiêm dưới da gốc cánh

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả , tiêm phòng định kỳ theo quy định. Hàng ngày ghi chép sổ sách để theo dõi về tỷ lệ nuôi sống, diễn biến tăng khối lượng, tình hình bệnh tật và lượng thức ăn sử dụng trong ngày .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Phương pháp mổ khảo sát thân thịt

Tiến hành mổ khảo sát ở những tuổi mổ giết khác nhau nhằm xác định về các chỉ tiêu thân thịt của gà thí nghiệm. Số lượng gà mổ khảo sát: Mỗi lô là 6 con (3 trống và 3 mái) có khối lượng sống tương đương với khối lượng trung bình của lô.

- Mổ khảo sát ở thời điểm 11, 12 và 13 tuần tuổi.

- Cách mổ khảo sát: Để xác định các chỉ tiêu năng suất thịt, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát theo phương pháp của Ban gia cầm viện Hàn Lâm khoa học nông nghiệp Đức – (1972) theo Brands trong cơ sở sinh học nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) Bùi Quang Tiến (1993) [33] để xác định các chỉ tiêu thân thịt.

2.4.3. Phương pháp phân tích chất lượng thịt gà thí nghiệm

Thịt gà thí nghiệm được phân tích các chỉ tiêu: Vật chất khô, protein, mỡ, khoáng toàn phần. Việc phân tích tiến hành tại bộ môn Hóa sinh Viện Khoa học sự sống đại học Thái Nguyên.

Phương pháp phân tích tiến hành theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng, trong đó:

- Vật chất khô thân thịt được xác định bằng cách sấy khô tới khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1200C, để nguội trong bình hút ẩm và cân khói lượng vật chất khô trên cân điện tử có độ chính xác 10-4. - Protein thân thịt được xác định bằng phương pháp phân tích

Kjeldahl trên hệ thống phân tích tự động của hãng Gerhardk (Đức) - Lipit trong thịt được xác định bằng phương pháp chiết trong Ether

petrolum trên hệ thống chiết shoxlet bán tự động của hãng Gerhardk - Khoáng toàn phần được xác định bằng phương pháp đốt mẫu trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi

2.5.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống và khả năng kháng bệnh của đàn gà . Tỷ lệ nu ôi sống đ ược đo đếm qua các tuần tuổi. Công thức:

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số con còn sống đến cuối tuần (con)

 100 Số con đầu tuần (con)

- Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn được tính theo công thức :

Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) =

Số con còn sống đến cuối kỳ (con)

 100 Số con thả nuôi (con)

2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng

2.5.2.1. Sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi - g/con)

Hàng tuần cân gà thí nghiệm vào ngày cuối cùng. Cân từng con một, thời gian cân cố định trước khi cho gà ăn. Người và dụng cụ cân không thay đổi, từ 1 - 4 tuần tuổi gà được cân bằng cân đồng hồ loại 1kg. Từ 5 - 13 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 5kg.

2.5.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Công thức tính:

A (g/con/ngày ) =

P2 - P1 t

Trong đó:

A: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P2 : là khối lượng cân lần sau (g)

P1 : là khối lượng cân lần trước (g)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.2.3. Sinh trưởng tương đối:

Sinh trưởng tương đối là phần khối lượng, kích thước của cơ thể gà tại thời điểm sinh trưởng lần khảo sát sau tăng lên so với thời điểm sinh trưởng lần khảo sát trước. Đơn vị tính %.

Công thức tính: 100 2 1 2 1 2     P P P P R - Trong đó :

R : Độ sinh trưởng tương đối (%) P2 : Khối lượng cân lần sau (g) P1 : Khối lượng cân lần trước (g)

2.5.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả thức ăn

2.5.3.1. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày

Thống kê cân khối lượng được sử dụng thức ăn hàng ngày cho đàn gà bằng cách lấy khối lượng thức ăn cho ăn trừ khối lượng thức ăn còn lại.

Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) =  lượng thức ăn của lô trong tuần Số đầu gà (con) x 7 (ngày)

2.5.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng :

- Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn trong tuần được tính theo công thức :

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong tuần(g/kg)

 lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần (g) =

 khối lượng gà tăng trong tuần (kg) - Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cộng dồn được tính theo công thức : Tiêu tốn thức ăn/kg tăng

khối lượng cộng dồn =

 Khối lượng TĂTT cộng dồn tới thời điểm tính (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.3.3. Tiêu tốn protein thô (CP)/kg tăng khối lượng:

Công thức tính:

Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng (g/kg)

 lượng protein thô tiêu thụ trong kỳ (g) =

 khối lượng gà tăng trong kỳ (kg)

Khối lượng protein thô tiêu thụ được tính bằng khối lượng thức ăn tiêu thụ  tỷ lệ protein thô có trong thành phần thức ăn.

2.5.3.4. Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng:

Công thức tính:

Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng (kcal/kg)

 năng lượng tiêu thụ trong kỳ (kcal) =

 khối lượng gà tăng trong kỳ(kg) Mức năng lượng tiêu thụ trong kỳ được tính bằng khối lượng thức ăn tiêu thụ  mức năng lượng có trong thành phần của 1 kg thức ăn.

2.5.4. Chỉ số sản xuất (PN - Production Number):

Chỉ số sản xuất được tính theo công thức:

Chỉ số sản xuất = Khối lượng cơ thể (g) x Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) x 10 Tiêu tốn TĂ cho 1kg tăng KL(kg) x thời gian nuôi (ngày)

2.5.5. Chỉ số kinh tế (EN - Economic Number)

Công thức tính: EN = Chỉ số sản xuất /Chi phí thức ăn (đ/kg)  10

2.5.6. Các chỉ tiêu sản xuất gà thí nghiệm

2.5.6.1. Khối lượng sống (g/con):

Khối lượng sống là khối lượng cơ thể gà nhịn đói sau 12 giờ chỉ cho uống nước.

2.5.6.2. Khối lượng thân thịt và tỷ lệ thân thịt (%):

- Khối lượng thân thịt (g/con): Được tính sau khi giết mổ, làm sạch và loại bỏ phủ tạng. Mề được làm sạch và bỏ trở lại ổ bụng cùng với phổi, tim và thận. Cắt bỏ đầu ở đoạn khớp nối giữa xương chẩm và xương Atlat, cắt bỏ bàn chân và ngón chân sau đó đem cân khối lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỷ lệ thân thịt: Được tính bằng công thức:

Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g)

Khối lượng sống (g)  100

2.5.6.3. Khối lượng cơ ngực và tỷ lệ

- Khối lượng cơ ngực (g/con): Được xác định bằng khối lượng cơ ngực trái  2

Cách làm: Rạch một đường dọc theo xương ức, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy toàn bộ phần cơ ngực lớn và cơ ngực nhỏ (phần bên trái), cân khối lượng và nhân 2 ta được khối lượng toàn bộ cơ ngực.

- Tỷ lệ cơ ngực (%): Được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ cơ ngực (%) = Khối lượng cơ ngực (g)

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)