Trong chăn nuôi nói chung , gia cầm nói riêng , chỉ tiêu về mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng rất quan trọng thể hiện hiệu quả sản xuất của gia cầm vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm, giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn nhất. Nghiên cứu chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng rất có ý nghĩa trong xây dựng kế hoạch và hạch toán hiệu quả chăn nuôi . Kết quả theo dõi về hiệu quả sử dụng thức ăn của thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng (kg)
Tuần tuổi
Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3) Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
1 1,56 1,56 1,68 1,68 1,65 1,65 2 1,67 1,63 1,99 1,86 1,97 1,84 3 2,15 1,84 2,31 2,05 2,26 2,02 4 2,56 2,07 2,71 2,26 2,12 2,06 5 2,83 2,28 3,09 2,48 2,58 2,21 6 2,94 2,45 3,10 2,64 3,17 2,43 7 3,07 2,59 3,31 2,78 3,27 2,59 8 2,74 2,63 3,56 2,93 3,25 2,71 9 3,06 2,71 3,70 3,06 3,53 2,85 10 3,48 2,82 3,78 3,17 4,27 3,02 11 4,20 2,98 4,50 3,33 5,38 3,24 12 5,09 3,17 5,24 3,51 6,96 3,50 13 7,56 3,43 6,07 3,71 9,91 3,80
Qua bảng 3.6 chúng tôi thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng các ô thí nghiệm đều cho kết quả tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 13, điều này đúng với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong giai đoạn sinh trưởng từ tuần 1 đến tuần 5 mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn luôn ở mức thấp . Từ tuần thứ 8 đến tuần 13, chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng không ngừ ng tăng , cao nhất ở tuần 13 ở mức 7,56kg ở thí nghiệm 1; 6,07kg ở thí nghiệm 2 và ở thí nghiệm 3 là 9,91kg, tương ứng với mức độ tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng cộng dồn đến tuần 13 là 3,43kg ở TN 1, 3,71kg ở TN 2 và TN3 là 3,80kg. Sự sai khác này giữa các ô thí nghiệm thể hiện khả năng sử dụng thức ăn giữa các gi ống và phương thức chăn nuôi .
So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn giữa 2 phương thức nuôi cho thấy có sự chênh lệch , đến tuần 13 các ô thí nghiệm theo phương thức nuôi nhốt tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng bằng 92,45% nuôi bán chăn thả , tương ứng 0,28kg thức ăn/kg tăng khối lượng . Điều đó cho thấy chăn nuôi gà lai F1 theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương thức nuôi nhốt hiệu quả sử dụ ng thức ăn cao hơn chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả.
So sánh với h iệu quả sử dụng thức ă n của gà lai F 1 nuôi bán chăn thả với gà Lương Phượng thuần cùng phương thức nuôi cho thấy ở giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn của gà lai (TN2) cao hơn. Cụ thể giai đoạn 4 tuần tuổi tiêu tốn ở TN2 là 2,26kg/kg tăng khối lượng còn ở TN3 là 2,06; giai đoạn 8 tuần tuổi là 2,93 và 2,71 kg. Ở cuối giai đoạn nuôi thí nghiệm, tiêu tốn ở TN3 cao hơn TN2 là 3,71 và 3,80 kg/1kg tăng khối lượng , sự thay đổi này do đặc điểm sinh trưởng của gà lai F1 kéo dài hơn gà Lương Phượng .
So với kết quả nghiên cứu trên gà Lương Phượng thuần nuôi trong vụ thu đông của Đào Văn Khanh (2001)[17] cho kết quả gà Lương Phượng nuôi thả vườn 12 tuần tuổi tiêu tốn TĂ /kg tăng khối lượng là 3,0kg (trống) và 3,59kg (mái), Tác giả Nguyễn Văn Minh (2000)[25] nghiên cứu trên gà lai F 1 (Lương Phượng x Ri ) cho kết quả ở 12 tuần tuổi tiêu tốn 3,19kg TĂ/kg tăng khối lượng . Như vậy thí nghiệm của chúng tôi chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng cao hơn các kết quả đã nghiên cứu 0,3 - 0,35kg. Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nuôi gà lai VP 2 của Nguyễn Huy Đạt và CS (2009)[6] gà VP2 có mức độ tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ở 8 tuần tuổi là 2,82kg.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đ ối với cả 2 phương thức chăn nuôi gà thí nghiệm tại Thái Nguyên đều cho thấy thời gian chăn nuôi càng kéo dài thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ ngày càng tăng cao , dẫn đến hiệu qu ả kinh tế trong chăn nuôi ngày càng giảm.