Tiêu tốn Protein thô (CP) và NLTĐ (ME)

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 65)

Trong chăn nuôi việc nghiên cứu hiệu quả của sử dụng thức ăn liên quan rất lớn đến chất lượng , chủng loại và thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi , vì vậy ngoài chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn về khối lượng để đánh giá cụ thể và chi tiết hơn cần xác định chỉ tiêu tiêu tốn CP và ME .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3.1. Tiêu tốn protein thô (CP)

Để nhận biết rõ hơn khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm , từ kết quả tính toán về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ta xác định được chi phí lượng p rotein thô có trong thức ăn để có được 1 kg tăng khối lượng , kết quả được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7. Mƣ́c độ tiêu tốn protein thô/kg tăng khối lƣợng (g/kg)

Tuần tuổi

Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 296,58 296,58 318,55 318,55 312,72 312,72 2 317,89 309,10 377,83 353,40 374,77 350,37 3 408,78 349,19 438,00 388,74 429,68 384,25 4 461,00 373,24 487,71 407,11 381,12 370,11 5 509,40 411,10 556,28 447,16 463,97 397,45 6 528,92 441,41 558,17 474,70 571,31 437,21 7 521,17 440,77 562,32 472,70 556,35 441,07 8 466,21 446,34 604,45 497,53 551,94 461,55 9 521,00 460,20 628,57 520,06 599,61 484,12 10 591,72 480,09 641,97 538,50 726,14 513,91 11 714,53 507,40 765,32 565,76 968,37 551,53 12 864,59 539,65 891,47 596,69 1.183,65 595,02 13 1.284,61 583,26 1.031,86 630,04 1.684,01 646,74

Kết quả theo dõi cho thấy lượng protein thô tiê u thụ qua các tuần tuổi tăng dần theo thời gian , trong đó lượng CP tiêu tốn trong tuần tăng nhanh hơn nhiều so với lượng CP tiêu tốn cộng dồn do nhu cầu CP dùng cho khẩu phần duy trì tăng cao theo quy luật của động vật đang trong g iai đoạn sinh trưởng .

Từ các kết quả phân tích cho thấy lượng CP tiêu thụ giữa các lô thí nghiệm có sự biến động , ở 8 tuần tuổi tiêu tốn CP /kg tăng khối lượng cộng dồn ở các ô là 466,34g (TN1) đến 497,53g (TN2) và 461,55g (TN3), ở tuần tuổi 13 tương ứng là 583,26g ; 630,04g và 646,74g, mức độ chênh lệch giữa các ô thí nghiệm ở giai đoạn này thể hiện : gà lai F 1 nuôi nhốt ở TN1 có chi phí CP đến 13 tuần tuổi thấp hơn nuôi bán chăn thả ở TN 2 (92,57%), và ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TN2 thấp hơn TN3 là 97,42%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng CP ở các ô thí nghiệm cho kết quả khác nhau , trong đó chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt có chi phí CP thấp hơn nuôi bán ch ăn thả . Với cùng phương thức nuôi bán chăn thả ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 là tương đương .

Kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2001)[17] nghiên cứu trên gà Lương Phượng cho kết quả ở tuần tuổi 12, để có được 1 kg thịt gà hơi tiêu tốn protein thô 577,2g (trống) và 640,1g (mái) cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trên gà Lương Phượng thuần và gà lai F1 (ĐT x LP ) nuôi tại Thái Nguyên .

3.3.3.2. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)

Kết quả tính toán mức độ tiêu tốn ME /kg tăng khối lượng của các ô thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi gà thí nghiệm (Kcal)

Tuần tuổi Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 4.448,71 4.448,71 4.778,25 4.778,25 4.690,73 4.690,73 2 4.768,40 4.636,54 5.667,41 5.301,04 5.621,57 5.255,55 3 6.131,73 5.237,80 6.569,95 5.831,05 6.445,18 5.763,72 4 7.555,20 6.117,01 7.992,95 6.672,11 6.246,14 6.065,73 5 8.348,52 6.737,52 9.116,83 7.328,52 7.603,89 6.513,70 6 8.668,33 7.234,16 9.147,78 7.779,85 9.363,06 7.165,43 7 9.350,40 7.907,90 10.088,75 8.480,86 9.981,57 7.913,33 8 8.364,33 8.007,86 10.844,48 8.926,25 9.902,43 8.280,70 9 9.347,32 8.256,53 11.277,31 9.330,57 10.757,77 8.685,62 10 10.616,19 8.613,32 11.517,76 9.661,38 13.027,77 9.220,15 11 12.819,54 9.103,39 13.730,70 10.150,39 16.408,42 9.895,10 12 15.511,78 9.682,01 15.993,94 10.705,32 21.236,01 10.675,27 13 23.047,48 10.464,30 18.512,80 11.303,60 30.213,16 11.603,35 Qua bảng 3.8 thể hiện mức độ tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) cần thiết để có được 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm , mức độ tiêu tốn ME trong tuần và cộng dồn của các ô thí nghiệm cũng tương tự như lượng tiêu thụ CP là đều tăng dần theo các tuần tuổi, sự tăng thêm này cũng phù hợp với quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

luật phát triển chung của gia cầm. Khối lượng cơ thể tăng theo các tuần tuổi, do đó yêu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và sinh trưởng cơ thể tăng dần liên quan đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của gà.

So sánh mức độ tiêu tốn ME của các ô thí nghiệm có sự chênh lệch, đến tuần tuổi 13 tiêu tốn ME cộng dồn ở TN1 là 10.464,30kcal/kg tăng trọng; TN2 là 11.303,60kcal/kg và TN3 là 11.603,35kcal/kg. TN1 có tiêu tốn ME thấp hơn TN2 là 92,57% tương đương 839,30kcal, ở TN2 thấp hơn TN3 (so sánh giống ) là 97,42% tương đương 299,75kcal. Qua đó cho thấy gà thí nghiệm nuôi nhốt sử dụng ME cho tăng khối lượng hi ệu quả hơn nuôi bán chăn thả và gà lai F1 sử dụng ME hiệu quả hơn gà Lương Phượng thuần với cùng phương thức nuôi.

Từ các phân tích về mức độ tiêu tốn CP và ME , so sánh giữa các ô th í nghiệm cho thấy hiệu quả sử dụng CP và ME thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lai F1 cao hơn, ở tuần tuổi 13 lượng ME cần cho 1 kg gà chỉ bằng 97,42% (TN2) so với TN3 điều đó khẳng định gà thí nghiệm đã phát huy tính tích cực của ưu thế lai.

Thời gian chăn nuôi cà ng dài thì mức độ tiêu tốn CP và ME càng tăng cao do nhu cầu sử dụng cho khẩu phần duy trì càng tăng . Theo thời gian nuôi , mức độ tiêu tốn CP và ME ngày càng tăng trong khi đó sinh trưởng tuyệt đối lại giảm vì vậy nghiên cứu tính toán thời điểm giết mổ hợp lý sẽ mang lại hiệu quả chăn nuôi cao . Từ k ết quả thí nghiệm và tính toán cho thấy để có được chi phí thấp mà hiệu quả chăn nuôi cao thì nên xuất bán gà lai F1 ở thời điểm 11 tuần tuổi, tuy nhiên khi đó khối lượng gà còn chưa đạt tiêu chuẩn thị trường tiêu thụ cần phải kéo dài thời gian nuôi , nhưng để đảm bảo hiệu quả kinh tế thì không nên nuôi kéo dài quá 13 tuần.

3.4. Chỉ số sản xuất (PN - Production Number)

Chỉ số sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế của việc thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt. Chỉ số sản xuất của gà nuôi tỷ lệ thuận với các chỉ số khối lượng cơ thể và tỷ lệ nuôi sống; Tỷ lệ nghịch với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và thời gian nuôi . Chỉ số sản xuất là cơ sở quan trọng để so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khả năng sản xuất , thời gian nuôi có hiệu quả và thời điểm giết mổ phù hợp giữa các dò ng, giống trong chăn nuôi gia cầm . Kết quả thí nghiệm được chúng tôi thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm

Tuần tuổi Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

8 60,77 51,91 63,62

10 64,72 54,22 62,31

11 62,79 53,14 57,85

12 59,07 50,85 52,78

13 53,59 47,81 47,06

Số liệu bảng 3.9 cho thấy: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi của gà trong các ô thí nghiệm thay đổi theo giai đoạn nuôi , chỉ số PN của gà thí nghiệm cao nhất ở tuần tuổi thứ 10 đạt cụ thể : 64,72 ở thí nghiệm 1; 54,22 ở ô thí nghiệm 2 và 62,31 ở ô thí nghiệm 3. Ở giai đoạn 11 tuần tuổi chỉ số này giảm xuống chỉ còn 58,59 - 47,81 ở thí nghiệm 1 và 2; tương ứng với 47,06 ở thí nghiệm 3. Kết quả đ ược thể hiện rõ h ơn qua trình bày ở hình 3.4. - 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 8 10 11 12 13 Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

Hình 3.4. Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm Tuần tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua biểu đồ một lần nữa cho thấy chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm ở các giai đoạn chăn nuôi khác nhau là khác nhau , cao nhất ở tuần tuổi thứ 10 và có xu hướng giảm dần. Điều đó cho thấy để có hiệu quả sản xuất cao thời gian xuất bán hiệu quả nên tiến hành ở tuần tuổi thứ 10 đến 11. Đối với chăn nuôi bán chăn thả chỉ số sản xuất thấp hơn nhưng tốc độ giảm chậm hơn nuôi nhốt vì vậy hiệu quả chăn nuôi kéo dài hơn tới tuần tuổi thứ 13.

3.5. Đánh giá chỉ số kinh tế (EN - Economic Number)

Chỉ số sản xuất đánh giá tổng hợp liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật trong từng giai đoạn chăn nuôi: Chỉ số sản xuất , chi phí thức ăn , ... Chỉ số kinh tế cho ta thấy được hiệu quả của chăn nuôi tại từng thời điểm , đây là chỉ tiêu quan trọng vì chỉ số sản xuất ca o nhưng chi phí thức ăn lớn người chăn nuôi vẫn không có lãi . Căn cứ kết quả đánh giá chỉ số kinh tế trong từng thời điểm cho biết thời điểm xuất bán phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất . Kết quả tính toán chỉ số kinh tế q ua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm

Tuần tuổi Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

8 25,61 19,62 25,92

10 27,02 20,18 24,31

11 24,81 18,83 21,03

12 21,94 17,09 17,78

13 18,42 15,21 14,59

Qua theo dõi chỉ số kinh tế của các ô thí nghiệm cho thấy có sự biến động khác nhau trong các ô thí nghiệm : Chỉ số kinh tế luôn cao ở các giai đoạn đầu và chỉ số này giảm nhanh ở các tuần cuố i giai đoạn tính chung cho tất cả các ô thí nghiệm , điều đó cho thấy thời gian nuôi càng dài thì chỉ số kinh tế càng giảm , nguyên nhân chủ yếu do chi phí thức ăn /kg tăng trọng ngày càng tăng ở cuối giai đoạn . Sự thay đổi chỉ số kinh tế ở các ô thí nghiệm cho thấy cụ thể hơn qua hình 3.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 8 10 11 12 13 Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn chỉ số kinh tế (EN) 3.6. Đánh giá khả năng cho thịt

Khả năng cho thịt là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm, năng suất thịt được đánh giá qua việc mổ khảo sát gà tại thời điểm nhất định và đánh giá các chỉ tiêu : khối lượng thân thịt, khối lượng thịt đùi, khối lượng thịt ngực và khối lượng mỡ bụng và tính toán tỷ lệ giữa chúng. Để đánh giá chính xác khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà ở các giai đoạn 11; 12 và 13 tuần tuổi nhằm có thông tin khoa học cho việc xác định tuổi xuất bán phù hợp , việc khảo sát được tiến hành theo tính biệt gà , mỗi lô mổ 6 con (3 trống, 3 mái). Kết quả mổ khảo sát được thể hiện ở bảng 3.11.

Kết quả bảng 3.11 cho thấy kết quả mổ khảo sát ở các tuần tuổi 11 - 12 - 13 tỷ lệ các phần của thân thịt ở các giai đoạn chăn nuôi khác nhau có biến động không nhiều . Ở giai đoạn 11 tuần tuổi lô thí nghiệm 1 có tỷ lệ thân thịt là 75,81% ở gà trống và 75,95% ở gà mái , ở ô thí nghiệm 2 cho kết quả 76,30% ( trống) và 75,12% ( mái) ô thí nghiệm 3 đạt 75,98% ( trống) và 76,23% (mái); Tỷ lệ thịt đùi luôn cao hơn tỷ lệ thịt ngực , tỷ lệ thịt đùi ở gà lai F1 cao hơn gà Lương Phượng . Tỷ lệ thịt đùi + ngực/thân thịt của cả gà trống và mái ở các ô thí nghiệm là tương đương nhau . Lượng mỡ bụng ở gà trốn g chiếm tỷ lệ thấp hơn gà mái .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm

Tuần

tuổi Chỉ tiêu

Trống Mái TN1 TN2 TN3 TN1 TN2 TN3 11 Tỷ lệ thân thịt (%) 75,81 76,30 75,98 75,95 75,12 76,23 Tỷ lệ thịt đùi (%) 19,72 19,67 18,28 19,53 19,32 18,23 Tỷ lệ thịt ngực (%) 17,57 16,96 17,46 17,74 17,54 17,40 Tỷ lệ (thịt đùi + thịt ngực)/ thân thịt (%) 37,29 36,63 35,74 37,28 36,86 35,63 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,36 1,54 1,52 1,57 1,78 1,78 12 Tỷ lệ thân thịt (%) 73,89 74,68 76,35 74,67 75,21 75,34 Tỷ lệ thịt đùi (%) 20,37 19,61 18,26 19,89 19,71 18,32 Tỷ lệ thịt ngực (%) 16,99 17,08 16,88 17,51 17,36 17,41 Tỷ lệ (thịt đùi + thịt ngực)/ thân thịt (%) 37,37 36,69 35,13 37,40 37,07 35,73 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,67 1,56 1,64 2,28 2,01 2,55 13 Tỷ lệ thân thịt (%) 74,84 75,77 76,23 74,86 75,58 74,55 Tỷ lệ thịt đùi (%) 20,48 20,02 18,61 19,57 19,77 18,36 Tỷ lệ thịt ngực (%) 17,76 17,60 18,00 18,22 18,24 17,18 Tỷ lệ (thịt đùi + thịt ngực)/ thân thịt (%) 38,24 37,62 36,61 37,79 38,00 35,55 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 2,59 2,53 2,66 3,11 3,05 3,36

Tỷ lệ thân thịt của các ô thí nghiệm từ tuần 11 đến 13 ở khoảng 73 - 76%, tỷ lệ mỡ bụng có xu hướng tăng rõ ở giai đoạn cuố i, đặc biệt ở ô thí nghiệm 3 từ 11 tuần tuổi có xu hướ ng tích mỡ bụng làm giảm chất lượng thịt thương phẩm.

Qua kết quả khảo sát cho thấy đối với gà lai F1 có các chỉ số khảo sát đều tương đương và có phần cao hơn so với gà Lương Phượng thuần và tương đương với các kết quả nghiên cứu trước đã công bố trên gà Lương Phượng và một số giống gà khác :

Tác giả Đào Văn Khanh (2001)[17] mổ khảo sát gà Lương Phượng cho kết quả ở 77 ngày tuổi các chỉ tiêu đạt : Con trống: tỷ lệ thân thịt chiếm 74,7%,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thịt ngực chiếm 15,77%, thịt đùi chiếm 21,25%, tỷ lệ mỡ chiếm 2,56%; tương tự các chỉ số ở gà mái là 79,26; 17,21; 20,55 và 4,25%. Ở giai đoạn 91 ngày tuổi kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thân thịt con trống là 76,6%, thịt ngực chiếm 19,5%, thịt đùi 22,43%, mỡ chiếm 2,26%. Ở gà mái lần lượt là 78,83 ; 18,96 ; 19,77 và 6,50%.

Các chỉ số mổ khảo sát ở gà thí nghiệm có sự sai khác so với gà Đông Tảo thuần: tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ thịt ngự c cao hơn còn tỷ lệ thị đùi thấp hơn . Theo các tác giả Trần Công Xuân , Nguyễn Đăng Vang , Lê Thị Ngà , Nguyễn Mạnh Hùng (1999)[58] Kết quả khảo sát trên gà Đông Tảo tại Thụy Phương công bố : Tỷ lệ thân thịt lúc 12 tuần tuổi đạ t 70,01 - 71,42% ; tỷ lệ thịt ngực đạt 16,8 - 16,51% ; tỷ lệ thịt đùi 20,07 - 23,88%.

Qua đó có thể khẳng định gà thí nghiệm nuôi tại địa phương sinh

trưởng phát triển bình thường , các chỉ tiêu so sánh đều tương đồng và phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước của các nhà khoa học và tuân theo đúng quy luật chung về sinh trưởng phát triển của gia cầm.

3.7. Chất lƣợng thịt của gà thí nghiệm

Để đánh giá chất lượng thịt của gà thí nghiệm thôn g qua các chỉ tiêu phân tích thành phần hóa học của thịt đùi và thịt ngực của gà nuôi ở các lứa tuổi 11 - 12 - 13 tuần tuổi , với một số chỉ tiêu chính : Vật chất khô , hàm lượng các chất : protein, lipid, khoáng tổng số . Kết quả được thể hiện qua bảng 3.12.

Từ kết quả phân tích tại bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ VCK của thịt gà tăng dần theo tuần tuổi , điều này tuân theo quy luật ở gia cầm nhỏ tỷ lệ nước trong thịt nhiều hơn ở gia cầm lớn , chỉ số giá trị dinh dưỡng luôn cao ở các giai đoạn cuối . Thể hiện ở giai đoạn 11 tuần tuổi tỷ lệ VCK thịt ngực của lô thí nghiệm 1 là 26,49% (trống) 26,35% (mái) ở giai đoạn 13 tuần tuổi là 26,86 -

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 65)