Cơ sở khoa học của nghiên cứu sự thích nghi của vật nuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 31)

Thích nghi là sự thích ứng và phù hợp của gia súc trong những điều kiện sống, điều kiện nuôi dưỡng , quản lý và sử dụng mới . Trong những điều kiện mới ấy , gia súc vẫn sống , sinh trưởng và sinh sản và sản xuất bình thường đồng thời vẫn phát huy được các đặc tính giá trị cũ và có khả năng di truyền ổn định các tính t rạng ấy cho đời sau . (Hoàng Toàn Thắng , Cao Văn, 2006)[31].

Như vậy, thích nghi chính là phản ứng tích cực của cơ thể con vật trong điều kiện sống mới với nh ững tác động trực tiếp của ngoại cảnh và những tác động của con người, các điều kiện chăn nuôi . Nghiên cứu thích nghi cũng là nghiên cứu về sự thay đổi những chỉ tiêu về ngoại hình, sinh lý, khả năng sản xuất, khả năng chống chịu của con vật trong điều kiện sống mới so với môi trường cũ của nó và tác động của con người làm cho con vật thích ứng với điều kiện sống mới , nâng cao được sức sản xuất . Nghiên cứu về khả năng thích nghi của con vật cũng là nghiên cứu tác động của con người đối với sinh vật để tạo nên môi trường phù hợp làm cho con vật thích ứng được với điều kiện mới, nâng cao được sức sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thích nghi là kết quả của hàng loạt những quá trình sinh hoá phức tạp trong cơ thể con vật nhờ đó mà nó có thể sống phù hợp với các điều kiện của môi trường mới. Nếu con vật được nuôi trong môi trường khác xa với môi trường cũ của nó đã sống mà không thích nghi được nó sẽ kém sinh trưởng phát triển , gầy mòn , kém sinh sản , dễ mang bệnh tật và cuối cùng sẽ chết . Động vật nói chung có khả năng sinh t rưởng, phát triển và sinh sản với mức độ khác nhau trong điều ki ện môi trường sống khác nhau .

Nghiên cứu về vấn đề thích nghi của vật nuôi đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm , đây còn là một vấn đề có tầm ứng dụng trong thực tiễn sản xuất rất lớn . Khi nghiên cứu về một số loài v ật nuôi , Walton, Hamnond (1938) (theo trích dẫn của Nguyễn Đức Hưng , Nguyễn Minh Hoàn , Lê Đình Phùng, 2006)[11] đã thừa nhận rằng điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến các tính trạng số lượng nhưng vật nuôi vẫn chịu ở mức độ có giới hạn gọi là “điểm cao sinh lý” . Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng vật nuôi dễ thích nghi hơn ở những vùng mà khí hậu nói chung không khác xa bao nhiêu so với khí hậu vùng gốc của nó, hoặc tiểu khí hậu ở vùng thích nghi đã được cải tiến rất nhiều. Cho nên có thể gặp ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới cũng với những giống vật nuôi đó.

Thích nghi của vật nuôi được thể hiện ở các mặt sau:

- Thay đổi về ngoại hình , sinh lý , tốc độ sinh trưởng phát triển , chống chịu bệnh dịch, khả năng sản xuất , khả năng sinh sản , ... của con vật.

- Những biến đổi về trao đổi chất của con vật nhằm thích nghi với những điều kiện ngoại cảnh tác động .

Khi nghiên cứu thích nghi không những cần phải xem xét bản thân con vật đang thích nghi mà còn cả đời con của nó được sinh ra trong môi trường mới, xem xét sự thay đổi so với giống gốc, sự thay đổi đó có lợi gì cho con người và có hại gì cho con vật. Nghiên cứu xác định mối tương quan giữa tính di truyền của con vật với điều kiện môi trường sống mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ các kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã kết luận vấn đề lai giữa các giống nhập nội với giống địa phương sẽ mang lại hiệu quả chăn nuôi cao , con lai có sức chống bệnh cao và chịu đựng được những biến đổi của điều kiện ngoại cảnh khá tốt.

Tất cả những kết quả nói trên đã chứng minh việc tiến hành lai giữa các giống nhập với các giống sẵn có tại địa phương là một biện pháp giúp cho các giống nhập nội thích nghi có hiệu quả cao với điều kiện mới , đồng thời còn chứng tỏ phạm trù lai tạo để thích nghi là đúng quy luật .

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 31)