Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng khối lượng , vì đây là một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức ăn trên kilôgam tăng khối lượng . Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy chi phí thức ăn/1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Theo Phùng Đức Tiến (1996)[35], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984), xác định là từ -0,5 đến -0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp (từ -0,2 đến -0,8). Box và Bohren (1954), Willson (1969), đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5.
Nghiên cứu kh ả năng sinh trưởng, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng , tỷ lệ nuôi sống của gà Kabir (K), Ri x Jiangcun (RJ) và Kabir x RiJiangcun (KRJ) theo các tác giả Phạm Thị Minh Thu, Trần Đình Miên, Trần Công Xuân, (2000) [37] cho thấy:
- Gà KRJ nuôi lấy thịt lúc 12 tuần tuổi đạt 2.013,96 g/con,cao hơn so với gà RJ (1.553,66 g/con) xấp xỉ gà K (2.137,44 g/con), có ưu thế lai so với trung bình của bố mẹ chúng là 9,12%.
- Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng thấp nhất ở gà K (2,74 kg và 9.196 đ) tiếp đến gà KRJ (2,92 kg) cao nhất ở gà RJ (3,19 kg).
- Tỷ lệ nuôi sống: gà lai KRJ có khả năng chống chịu và thích ứng với môi trường sống với tỷ lệ nuôi sống đạt 94% cao hơn so với gà K (90,5%) chỉ thấp thua so với gà RJ (95%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nghiên cứu trên đối tượng giống gà VP 2 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng) có kết quả khối lượng cơ thể tại thời điểm 4 tuần tuổi đạt 355,3g/con tăng hơn so với sơ sinh 8,2 lần, và tại 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1.007,4 g/con, so với sơ sinh tăng hơn 23,4 lần, độ đồng đều về khối lượng cơ thể cao với hệ số Cv (%) dao động trong khoảng từ 9 - 12%, mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể tại 8 tuần tuổi là 2,82 kg (Nguyễn Huy Đạt, Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Thành Đồng, Hoàng Thị Nguyệt, 2006)[5].
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi, ... giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn:
Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và cộng sự (1999)[61], cho biết, gà Tam Hoàng khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Gà Tam Hoàng Jiangcun nuôi thịt tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1999)[42], cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà AA, ISA - MPK và BE88 khi nuôi đến 7 tuần tuổi tương ứng 2,09; 2,06 và 2,13kg. Ngoài ra tiêu tốn thức ăn còn phụ thuộc vào tính biệt, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng có liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật. Do vậy, để hạ thấp mức độ tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng cần thực hiện cho gà ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năng tăng khối lượng , giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc và lai tạo.
Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm nói chung, của gà broiler nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố cơ bản là đặc điểm di truyền của giống, của dòng, tuổi, tính biệt, thức ăn, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, … Do đó, muốn nâng cao năng suất, chất lượng thịt gia cầm không được coi nhẹ yếu tố nào, các nghiên cứu trên đây là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi có biện pháp tổng hợp nhằm không ngừng nâng cao khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm với mục đích vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt, hợp thị hiếu người tiêu dùng.