Công thức tính: EN = Chỉ số sản xuất /Chi phí thức ăn (đ/kg) 10
2.5.6. Các chỉ tiêu sản xuất gà thí nghiệm
2.5.6.1. Khối lượng sống (g/con):
Khối lượng sống là khối lượng cơ thể gà nhịn đói sau 12 giờ chỉ cho uống nước.
2.5.6.2. Khối lượng thân thịt và tỷ lệ thân thịt (%):
- Khối lượng thân thịt (g/con): Được tính sau khi giết mổ, làm sạch và loại bỏ phủ tạng. Mề được làm sạch và bỏ trở lại ổ bụng cùng với phổi, tim và thận. Cắt bỏ đầu ở đoạn khớp nối giữa xương chẩm và xương Atlat, cắt bỏ bàn chân và ngón chân sau đó đem cân khối lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tỷ lệ thân thịt: Được tính bằng công thức:
Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g)
Khối lượng sống (g) 100
2.5.6.3. Khối lượng cơ ngực và tỷ lệ
- Khối lượng cơ ngực (g/con): Được xác định bằng khối lượng cơ ngực trái 2
Cách làm: Rạch một đường dọc theo xương ức, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy toàn bộ phần cơ ngực lớn và cơ ngực nhỏ (phần bên trái), cân khối lượng và nhân 2 ta được khối lượng toàn bộ cơ ngực.
- Tỷ lệ cơ ngực (%): Được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ cơ ngực (%) = Khối lượng cơ ngực (g)
Khối lượng thân thịt (g) 100
2.5.6.4. Khối lượng cơ đùi và tỷ lệ:
- Khối lượng cơ đùi (g/con): Xác định khối lượng cơ đùi bằng cách cân khối lượng cơ đùi bên trái 2.
Cách làm: Rạch một đường cắt từ khớp xương đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương chậu, lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác, để lấy hai xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn, cân khối lượng và nhân đôi ta được khối lượng cơ đùi.
- Tỷ lệ cơ đùi (%): Được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ cơ đùi (%) = Khối lượng cơ đùi (g)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.5.6.5. Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%): Được xác định bằng công thức: Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%) = Khối lượng cơ ngực + cơ đùi (g)
Khối lượng thân thịt (g) 100
2.5.6.6. Khối lượng mỡ bụng và tỷ lệ:
- Khối lượng mỡ bụng (g/con): Bóc tách toàn bộ lượng mỡ bụng có trong ổ bụng gà mổ khảo sát sau đó đem cân khối lượng.
- Tỷ lệ mỡ bụng (%): Được tính bằng công thức:
Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g)
Khối lượng thân thịt (g) 100
2.5.7. Hiệu quả nuôi gà thí nghiệm
Căn cứ vào mặt bằng giá tại thời điểm thí n ghiệm, chúng tôi hạch toán sơ bộ hiệu quả nuôi gà thí nghiệm .
Công thức tính: Hiệu quả kinh tế = Tổng thu (đ/kg) - Tổng chi (đ/kg) Trong đó:
- Tổng thu (đ/kg) = Đơn giá 1kg gà hơi tại thời điểm (đ).
- Tổng chi (đ/kg) = Tổng các chi phí chăn nuôi: Giống, thức ăn, thú y, ... được tính cho tăng 1 kg khối lượng.
Kết quả này được xác định tại thời điểm giết thịt (13 tuần tuổi).
2.6. Phƣơng pháp sử lý số liệu:
Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, 2002 [32] và trên phần mềm Excel với các tham số thống kê sau:
*Số trung bình :X *Sai số trung bình : x m *Hệ số biến dị : Cv (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tỷ lệ nuôi sống
Hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan trọng liên quan mật thiết tớ i hiệu quả chăn nuôi là tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ nuôi sống càng cao, con giống có điều kiện phát huy hết tiềm năng di truyền của giống , ... người chăn nuôi càng có lãi nhiều. Để nâng cao tỷ lệ nuôi sống trong quá trình tiến hành thí nghiệ m, chúng tôi tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học , các quy định về vệ sinh trong chăn nuôi thú y, chuồng nuôi và bãi chăn thả được tiến hành vệ sinh sát trùng sạch sẽ.
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh môi trường sống . Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố giống , ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường sống , chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác vệ sinh thú y, .... các yếu tố đó đảm bảo cho con giống tồn tại và phát huy hết được tiềm năng di truyền của giống . Kết quả theo dõi t ỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của cả 3 lô thí nghiệm đạt khá cao, điều đó khẳng định giống gà thí nghiệ m có khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi ở địa phương , với các phương thức chăn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt trong nôn g hộ. Kết quả theo dõi cho thấy trong 4 tuần đầu, do gà con dễ cảm nhiễm bệnh tật, chức năng điều hoà thân nhiệt chưa hoàn thiện , khí hậu và thời tiết ảnh hư ởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống nhưng được chăm sóc nuôi dưỡng tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm đạt cộng dồn là 94,67 - 95,67%. Số lượng gà con hao hụt chủ yếu do mắc bệnh cầu trùng và viêm đường hô hấp cấp, được điều trị kịp thời và bổ sung các loại thuốc tăng cường sức khoẻ nên đàn gà đã hồi phục và phát triển bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%)
Tuần tuổi
Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)
Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
1 99,00 99,00 99,33 99,33 99,00 99,00 2 99,66 98,67 99,66 99,00 99,66 98,67 3 98,99 97,67 99,33 98,33 99,66 98,33 4 100 97,67 100 98,33 100 98,33 5 99,66 97,33 100 98,33 99,66 98,00 6 99,32 96,67 100 98,33 98,98 97,00 7 100 96,67 98,98 97,33 100 97,00 8 100 96,67 99,66 97,00 99,31 96,33 9 99,31 96,00 100 97,00 100 96,33 10 99,65 95,67 99,31 96,33 100 96,33 11 99,65 95,33 99,65 96,00 99,31 95,67 12 99,30 94,67 99,65 95,67 100 95,67 13 100 94,67 99,30 95,00 100 95,67
Giai đoạn từ tuần tuổi thứ 5 trở đi mặc dù thời tiết trong thời gian này có nhiều biến động , biên độ nhiệt độ trong ngày khá cao, ẩm độ cao nhưng tỷ lệ nuôi sống của các lô thí nghiệm trong giai đoạn này tương đối ổn định. Tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi đạt 96,67% ở TN1; 97,00% ở TN2 và 96,33% ở TN3. Kết quả này tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và CS tại trại Thực tập Liên Ninh năm 2008[6] là 92,60 - 97,8%.
Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm sau 13 tuần tuổi đạt 94,67% trong điều kiện nuôi nhốt và 95,00% trong điều kiện chăn nuôi bán chăn thả ở địa phương cho thấy gà thí nghiệm có khả năng thích nghi khá cao với điều kiện của địa hình và t iểu khí hậu của vùng núi và trung du của tỉnh Thái Nguyên . Quy trình chăn nuôi áp dụng trong thí nghiệm là phù hợp với đặc điểm sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
học và tập tính sinh sống của gà lai F 1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng). So sánh với kết quả của nuôi gà lai F 1 (trống Lương Phượng x mái Ri) nuôi tại Yên Bái và Thái Nguyên của tác giả Phùng Hữu Trung , (2004)[44] là tương đương (tỷ lệ nuôi sống đến 11 tuần tuổi gà lai F 1 (LP x R) đạt 94,01%).
3.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh trƣởng
Trong chăn nuôi gia cầm , khả năng sinh tr ưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Tốc độ sinh trưởng càng cao thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
3.2.1. Sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích lũy là mức độ tăng khối lượng của cơ thể gà qua các tuần tuổi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống và người chăn nuôi quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà , đồng thời cũng là thể hiện khả năng và hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng.
Khối lượng cơ thể gà là chỉ tiêu quyết định phần lớn hiệu quả trong chăn nuôi nói chung , chăn nuôi gia cầm nói riêng và đây cũng là mục đích của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm nâng cao khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian. Để đo tốc độ sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm , chúng tôi tiến hành cân khối lượng đàn gà qua các tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 1 đến tuần tuổi thứ 3 cân chung trống mái. Từ tuần tuổi thứ 4 trở đi cân tách riêng trống mái để theo dõi .
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tu ổi được thể hiện qua bảng 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Kết quả sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm
Tuần tuổi Tính biệt Thí nghiệm 1 (n = 3 đàn) Thí nghiệm 2 (n = 3 đàn) Thí nghiệm 3 (n = 3 đàn) X mx X mx X mx SS TM 32,71 - 32,70 - 33,86 - 4 T 340,28 7,87 345,54 10,76 396,22 13,06 M 322,07 7,67 335,46 10,70 390,84 12,38 TM 331,18a 7,77 340,50a 10,73 393,53a 12,72 8 T 1.023,95 26,45 969,85 27,22 1.120,16 25,76 M 890,23 20,59 849,68 26,52 945,78 30,39 TM 957,09a 23,52 909,77a 26,87 1.032,97a 28,07 13 T 1.909,98 39,45 1.829,80 36,49 1.836,61 35,02 M 1.690,17 42,60 1.589,80 20,69 1.624,21 30,71 TM 1.800,08a 41,03 1.709,80a 28,59 1.730,41a 32,86
Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm giống nhau biểu thị không có sự sai khác thống kê (P > 0,05).
Qua bảng 3.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể của các lô gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi là phù hợp với quy luật về đặc điểm sinh học của gia cầm, khá đồng đều về khối lượng của đàn gà nuôi thí nghiệm . Nhìn chung gà ở các lô có tốc độ lớn đều chứng tỏ gà thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt trong phương thức chăn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt ở hộ gia đình.
Giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi nuôi nhốt hoàn toàn trong điều kiện như nhau , khối lượng của gà lúc 1 ngày tuổi ở các ô thí nghiệm lần lượt là : 32,71g - 32,70g và 33,86g/con; sau 4 tuần tuổi khối lượng bình quân các ô đạt 331,18g/con (TN1) 340,5g/con (TN2) và 393,53g/con (TN3); Ở tuần tuổi thứ 8 tuổi khối lượng bình quân các ô là 957,09g/con (TN1); 909,77g/con (TN2) và 1.032,97g/con (TN3). Kết thúc thí nghiệm ở 13 tuần tuổi kết quả đạt được ở TN1 là 1.800,08g/con, TN2 là 1.709,80g/con và ở ô TN3 là 1.730,41g/con. Khối lượng của gà thí nghiệm lúc 5 - 6 tuần tuổi thể hiện rõ con trống có tốc độ sinh trưởng vượt trội so với con mái . Tốc độ sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn 4 đến 8 tuần tuổi phù hợp với đặc điểm sinh trưởng theo giai đoạn trong chăn nuôi gia cầm .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So sánh kết quả sinh trưởng của cùng phương thức nuôi bán chăn thả cho thấy giai đoạn đầu gà Lương Phượng (TN3) sinh trưởng tích lũy nhanh hơn gà lai F 1 (TN2) cụ thể : ở 4 tuần tuổi ô TN3 sinh trưởng cao hơn 53,03g/con, ở 8 tuần tuổi là 123,2g. Mức độ chênh lệch g iảm dần đến 13 tuần tuổi còn 20,61g. Điều này cho thấy đặc điểm di truyền về tốc độ sinh trưởng của gà Đông Tảo sinh trưởng chậm giai đoạn đầu được thể hiện ở con lai F 1.
Với phương thức nuôi khác nhau cho thấy gà nuôi nhốt sinh trưởng nhanh hơn nuôi bán chăn thả : Ở 8 tuần tuổi ô TN 1 sinh trưởng cao hơn TN 2 là 47,32g/con, ở 13 tuần tuổi chênh lệch là 90,28g/con.
Các kết quả sinh trưởng tích lũy thu được của gà lai F1 nuôi thí nghiệm đều cao hơn gà Đông Tảo thuần : ở giai đoạn 4 và 8 tuần tuổi tương ứng là 171,4 g/con (chung trống mái ) và 758,9g/con (trống) 685,6g/con (mái), tính trung bình sau 8 tuần khối lượng tăng hơn so với sơ sinh 25,7 lần (NguyÔn Huy §¹t, Vò Ngäc S¬n, NguyÔn Thµnh §ång, Hoµng ThÞ NguyÖt, 2006)[5].
Kết quả thu được tương đ ương với theo dõi trên gà F 1 (ĐT x LP) ở trại thực tập Liên Ninh của Nguyễn Huy Đạt năm 2008[6]: gà lai F1 (ĐT x LP) có khối lượng sơ sinh là 34,72 - 42,07g/con, ở 4 tuần tuổi đạt 291,8 - 363,55g/con, ở 8 tuần tuổi cho kết quả 902,7 - 1016,89g/con (tính chung cho cả trống và mái ). So sánh với kết quả nuôi bán chăn thả gà F 1 (Ri x LP) và F1 (LP x Ri) của Phùng Đức Trung (2004)[44] cho kết quả thấp hơn : gà F1 (R x LP) ở 4 tuần tuổi đạt 350,21g/con; 8 tuần tuổi đạt 996,75g/con và 11 tuần tuổi đạt 1.527,74g/con và gà lai F 1 (LP x Ri ) đạt tương ứng là 363,95g; 1.096,0g và 1.619,0g/con.
Về khả năng sinh trưởng liên quan đến tính biệt cho thấy : Ở tuần thứ 10 khối lượng của gà thí nghiệm, con trống có tốc độ sinh trưởng cao hơn con mái là 143,75g ở TN1 và 152,91g ở TN2. Kết quả này thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) ở gà hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180 - 250g, (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998)[10].
Sự chênh lệch về khối lượng của mỗi cá thể có cùng tính biệt khá lớn , thể hiện ở các chỉ số độ lệch tiêu chuẩn (Sx), sai số của số trung bình (mx) và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hệ số biến dị (Cv) luôn ở mức cao cho thấy gà thí nghiệm có tính di truyền không ổn định, độ đồng đều không cao , ... điều này phù hợp với đặc điểm về tính di truyền không ổn định của con lai F 1. Tuy nhiên, ứng dụng trong chăn nuôi thực tế với độ đồng đều này vẫn đạt yêu cầu chăn nuô i, sản phẩm vẫn đủ điều kiện xuất bán đáp ứng yêu cầu của thị trường , chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế.
Để nhận biết rõ hơn về khả năng sinh trưởng tích lũy của thí nghiệm , kết quả được trình bày qua đồ thị 3.1.
- 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Trống TN1 Mái TN1 Trống TN2 Mái TN2 Trống TN3 Mái TN3
Hình 3.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm
Qua đồ thị 3.1 cho thấy tốc độ sinh trưởng tích lũy của các lô gà thí nghiệm đều tăng dần qua các tuần tuổi , khả năng sinh trư ởng tích lũy phân biệt theo tính biệt c ủa cùng giống có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ tuần tuổi 6 đến 13 điều này phản ánh đúng với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Sự chênh lệch so sánh giữa các giống có cùng tính biệt tuy không nhiều qua các tuần tuổi, điều cũng đó đã khẳng định tính hiệu quả của việc lai tạo ít nhiều đã được thể hiện ở con lai F 1. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về ưu thế lai .
g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng,